Thứ Năm, 02/11/2017 21:30

Giá mía đường: Ảnh hưởng khốc liệt trước "giờ G"

Đã 15 ngày nay, các doanh nghiệp mía đường trong nước không bán được hạt đường nào, dù đã phải hạ giá bán xuống đáy là 12.000 đồng/kg. Dù ảnh hưởng nặng nề của Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA) đã được báo trước với ngành mía đường từ cách đây nhiều năm, nhưng không ai ngờ rằng, trước "giờ G" hậu quả lại khốc liệt như vậy, Phạm Quốc Doanh, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) nhận xét.

Xin ông cho biết về thực trạng của ngành mía đường hiện nay?

Niên vụ mía đường 2017-2018 đã bắt đầu vào vụ sản xuất, với 3 nhà máy đường ở Đồng bằng sông Cửu Long đã hoạt động, trong 2 tuần qua sản xuất được 10 nghìn tấn đường vụ mới. Thế nhưng, dù giá đường tinh luyện tại hàng loạt các nhà máy trong nước đã giảm xuống "đáy" với mức 12.000 đồng/kg nhưng tiêu thụ vẫn rất chậm. Do các nhà máy không bán được đường nên không còn tiền thu mua mía cho nông dân.

Hiện nay giá đường thế giới đang xuống, dự báo chu kỳ xuống sẽ giống năm 1999-2000, giá bán thấp dưới giá thành. Nhưng việc đường không bán được thì nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp cần sử dụng đường và các thương nhân kinh doanh đường đồng loạt ngừng mua hàng, bởi họ chờ thêm 2 tháng nữa khi đầu năm 2018, Việt Nam chính thức thực hiện lộ trình cam kết Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN (ATIGA), thuế suất nhập khẩu trong khối phải đưa xuống chỉ còn 5%. Đây là thách thức lớn đối với ngành công nghiệp mía đường còn đang yếu kém.

ATIGA sẽ ảnh hưởng như thế nào đến ngành đường nước ta, thưa ông?

Trong ATIGA, cam kết lộ trình 2015-2018 thì bỏ hạn ngạch thuế quan nội khối đối với sản phẩm đường. Nay, lộ trình này đã hết, đến 1/1/2018 buộc phải thực hiện rốt ráo. Khi đó, 300-500 nghìn tấn đường nhập lậu hàng năm sẽ đường hoàng đi qua cửa nhập khẩu chính ngạch, và lượng nhập chính ngạch sẽ còn tăng cao gấp nhiều lần con số này.

Bản thân các nhà máy cũng đã biết vấn đề này, cũng đang cố gắng tập trung đầu tư để hội nhập với hàng loạt các hoạt động: thay đổi giống mía, thực hiện cơ giới hóa canh tác đồng bộ, đa dạng hóa các sản phẩm...

Theo tính toán, để các nhà máy đường có thể sản xuất hiệu quả cần có công suất ép từ 6.000 tấn mía/ngày trở lên, nhưng cả nước mới có 8 nhà máy đạt được công suất này; 11 nhà máy công suất 3.000 tấn mía/ngày.

Hiện có 22 nhà máy công suất dưới 3000 tấn mía/ngày có khả năng phải đóng cửa vì thua lỗ, sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống việc làm, thu nhập của 11 vạn hộ nông dân trồng mía với 38 vạn lao động và 10 vạn công nhân trong các nhà máy đường. Ước tổng số tiền thiệt hại lên tới 10 nghìn tỷ đồng.

Nếu Nhà nước không bảo hộ, thì các nhà máy phải đẩy giá mía xuống đề hạ giá thành. Chắc chắn, các nhà máy đường sẽ không thể giữ giá mua mía từ 800.000 đến 1,1 triệu đồng/tấn như hiện nay, nông dân trồng mía sẽ bị lỗ.

Kịch bản xấu nhất là, các nhà máy đường có thể sẽ chuyển hết sang nhập đường thô về tinh luyện, vẫn duy trì được sản xuất, nhưng không thu mua mía của nông dân nữa. Nhưng trong 300 nghìn ha đất trồng mía đã hình thành trong hơn 30 năm qua, sẽ khó có thể tìm cây trồng có hiệu quả hơn để thay thế. Sẽ không chỉ ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế, thu nhập đời sống mà còn tác động không nhỏ đến vấn đề xã hội, an ninh trật tự trong vùng. Ngành mía đường không muốn xảy ra tình trạng như vậy.

Trước tình hình đó, VSSA đã có kiến nghị, đề xuất gì với Chính phủ?

Ngành đường lại kêu cứu 

Để tháo gỡ khó khăn cho ngành đường, ngày 25/8, VSSA đã gửi văn bản kiến nghị lên Thủ tướng Chính phủ đề nghị cho lùi thời gian thực hiện cam kết trong khối ASEAN theo Hiệp định ATIGA đến năm 2022, nếu sớm hơn là 2020.

Thay vào đó, lượng nhập khẩu hạn ngạch sẽ tiếp tục được tăng lên 10% so với mức 5% của năm 2017. Đồng thời, VSSA cũng kiến nghị, thuế suất nhập khẩu ngoài hạn ngạch thuế quan cũng giảm 50% so với trước đây chỉ còn 40% đối với đường thô và 45% đối với đường trắng.

Hiện tại cũng đã có những nước không thực hiện các hiệp định thương mại tự do, nhưng chúng tôi chỉ dám đề xuất kéo dài thời gian thực hiện cam kết này và vẫn tăng thêm mức nhập khẩu hạn ngành thuế quan.

VSSA đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng hàng rào kỹ thuật và kiểm soát chất lượng đường nhập khẩu theo quy định về chứng nhận tiêu chuẩn sản phẩm. Đề nghị các cơ quan chức năng xem xét lại điều kiện kinh doanh và kiểm tra đối với cơ sở kinh doanh tự sản xuất, đóng gói đường mà không có nhà máy, không được cấp chứng nhận đủ điều kiện sản xuất. Đồng thời, nhanh chóng trình Thủ tướng đăng ký xây dựng Luật Mía đường...

Ngày 6/10, Văn phòng Chính phủ đã có văn bản thông báo ý kiến của Thủ tướng Chính phủ, giao cho Bộ Công Thương chủ trì cùng Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và các cơ quan địa phương xem xét kiến nghị của VSSA, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/10. Tuy nhiên, hôm nay đã qua thời hạn báo cáo nhưng được biết, Bộ Công Thương vẫn chưa hoàn thiện được báo cáo này, vì vậy VSSA rất lo lắng.

Chu Khôi

VnEconomy

Các tin tức khác

>   Phát triển thị trường xuất khẩu gạo: Giảm số lượng, tăng giá trị (17/10/2017)

>   Thị trường cà phê thay đổi nhiều (15/10/2017)

>   Dự thảo sửa đổi Nghị định số 109 về xuất khẩu gạo: Những điều khoản nào cần thay đổi? (11/10/2017)

>   Ứng phó hợp lý với thị trường Mỹ (08/10/2017)

>   Giá gạo - Xu hướng được hỗ trợ từ đỉnh cũ tháng 05/2016 (10/10/2017)

>   Xuất khẩu nông lâm thủy sản 9 tháng đạt gần 27 tỷ USD  (27/09/2017)

>   Sẽ giảm vai trò của VFA trong xuất khẩu gạo (26/09/2017)

>   Giá cao su - Kiểm định xu hướng tăng trung hạn (26/09/2017)

>   Xuất khẩu gạo phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc (21/09/2017)

>   Ngành mía đường, nếu không tái cấu trúc... (17/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật