Ngành mía đường, nếu không tái cấu trúc...
Chính phủ Thái Lan và Philippines đã và đang có những hành động cụ thể nhằm tái cấu trúc mạnh mẽ ngành mía đường. Trong khi đó, ngành mía đường Việt Nam đang thiếu sự định hướng và hỗ trợ cần thiết từ Chính phủ trước ngưỡng cửa ATIGA 2018.
Sau khi hoàn thành mục tiêu một triệu tấn đường, ngành mía đường Việt Nam gần như đang giẫm chân tại chỗ vì thiếu cú hích chính sách và định hướng. Ảnh: Trung Chánh
|
Tại Việt Nam, tác động về mặt chính trị - xã hội của ngành đường Việt Nam rất lớn, với khoảng hơn bảy triệu công ăn việc làm. Chính vì vậy, mức độ lan tỏa và ảnh hưởng của chính sách ngành đường tại Việt Nam càng sâu rộng hơn nhiều so với hai quốc gia trong khu vực là Thái Lan và Philippines (có số lượng công ăn việc làm lần lượt là 5 và 1,5 triệu người). Trong khi đó, xét về mức độ bảo hộ và hỗ trợ, chính phủ Thái Lan và Philippines bảo hộ chặt chẽ ngành đường nội địa hơn so với Việt Nam.
Chính sách phát triển của Thái Lan và Philippines
Cam kết và hành động mạnh mẽ của chính phủ Thái Lan và Philippines tạo nên những bước tiến dài đối với ngành mía đường, năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh học.
Luật mía đường đã tác động sâu rộng và hết sức to lớn đến hoạt động ngành đường Thái Lan, Philippines trong hơn 30 năm qua. Cơ quan quản lý ngành mía đường Thái Lan và Philippines đã xây dựng và ban hành lộ trình phát triển mía đường quốc gia với các mục tiêu và chương trình hành động cụ thể từ khâu canh tác mía đến hoạt động R&D các sản phẩm giá trị gia tăng cao với tầm nhìn đến 2020/2026. Trong đó, chính phủ Thái Lan và Philippines cấp ngân sách lần lượt lên đến 1,3 tỉ đô la Mỹ/năm (29.500 tỉ đồng) và 2 tỉ peso/năm (950 tỉ đồng) nhằm hiện thực hóa các mục tiêu chiến lược với điểm chung là hệ thống phân chia thu nhập giữa nông dân và nhà máy (30-35% và 65-70%) dưới sự giám sát của Hội đồng Mía đường quốc gia và Quỹ Mía đường, trở thành trụ cột nền tảng cho sự phát triển vượt bậc của ngành đường hai quốc gia.
Tại Thái Lan, Luật Mía đường khuyến khích hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) và mở rộng công suất các nhà máy để phát huy lợi thế kinh tế theo quy mô từ 245.000 tấn mía/ngày (1997) lên đến 1,3 triệu tấn mía/ngày (2017); thông qua ngân sách trị giá 615 triệu đô la Mỹ (14.000 tỉ đồng) khuyến khích chuyển đổi khoảng hơn 300.000 héc ta đất trồng lúa và cây màu không hiệu quả sang cây mía với mục tiêu đến năm 2020 đạt 2,56 triệu héc ta nguyên liệu mía, cung cấp 180 triệu tấn mía và sản xuất được 20,36 triệu tấn đường; xác lập mục tiêu củng cố vị thế số 1 chiếm lĩnh và chi phối thị trường nhập khẩu đường tại ASEAN và khu vực châu Á thông qua đẩy mạnh sản phẩm cạnh đường và sau đường, tập trung R&D, đa dạng hóa các ngành công nghiệp sinh học, năng lượng sinh học tạo giá trị gia tăng cao như bioplastic, biochemical...
Tại Philippines, chương trình nổi bật là Block Farming (tạm dịch Cánh đồng lớn) thúc đẩy mạnh mẽ việc thành lập những nông trường canh tác mía quy mô từ 30-50 héc ta để áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật canh tác, cơ giới hóa tiên tiến do các đơn vị chuyên nghiệp thực hiện dưới sự bảo trợ và giám sát của SRA(2); chương trình hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ nông trại về nhà máy (Farm to Mills Road) hay chương trình tài trợ đầu tư xây dựng hệ thống thủy lợi; giành ngân sách 300 triệu peso/năm (150 tỉ đồng) cho hoạt động R&D với mục tiêu dài hạn phát triển bộ giống mía năng suất cao và nghiên cứu các sản phẩm cạnh đường, sau đường có giá trị kinh tế giá tăng cao đón đầu cho xu hướng tiêu dùng thị trường.
... đọc tiếp tại đây
|