[Doanh nghiệp tự giới thiệu]
Dịch vụ suất ăn hàng không: Tiềm năng và cơ hội
Thị trường hàng không phát triển tạo nên động lực tăng trưởng cho nhiều ngành dịch vụ, trong đó không thể không kể đến lĩnh vực cung cấp suất ăn hàng không. Vậy, những doanh nghiệp nào đang nắm chắc cơ hội “đột phá”?
Tiềm năng phát triển từ lĩnh vực cung cấp suất ăn
Theo thống kê của Tổng cục Hàng không, thị trường hành khách hàng không ghi nhận 30.3 triệu khách trong nửa đầu năm 2017, tăng 19.5% so với cùng kỳ năm 2016. Các hãng hàng không tiếp tục mở thêm đường bay, nâng số đường bay nội địa lên con số 52 và đường bay quốc tế cũng tăng lên mức 105. Đồng thời, tần suất chuyến bay cũng được nâng lên, dao động từ 10-25 chuyến bay/ngày.
Theo Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), trong 5 năm tới, thị trường hàng không Việt Nam sẽ tiếp tục tăng trưởng ở mức trung bình 14%/năm và có thể đạt 150 triệu hành khách vào năm 2035.
Tỷ lệ thuận với mức độ gia tăng của số lượng hành khách, mật độ chuyến bay và số lượng đường bay, nhu cầu cung cấp suất ăn trên các chuyến bay nội địa và quốc tế tại các cảng hàng không theo đó tăng lên không ngừng.
Theo ước tính, thị trường hàng không đang có nhu cầu được cung cấp 120,000 suất ăn/ngày. Trong khi đó, tổng nguồn cung của các doanh nghiệp cung cấp suất ăn hàng không chỉ mới đạt khoảng 62,000 suất/ngày, tương ứng khoản gần 52% nhu cầu thị trường. Điều này cho thấy, lĩnh vực cung cấp suất ăn còn nhiều dư địa phát triển và là cơ hội lớn để các doanh nghiệp mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao năng lực kinh doanh.
Cơ hội đầu tư vào ngành cung cấp suất ăn hàng không
Thị trường cung cấp suất ăn vốn dĩ là “cuộc đấu” giữa nhiều doanh nghiệp do Nhà nước chi phối và chỉ có số ít các doanh nghiệp tư nhân khác đủ tiêu chuẩn tham gia vào ngành. Trên thị trường hiện nay, những cái tên nổi bật nhất trong ngành cung cấp suất ăn hàng không có thể kể tới đó là: CTCP Suất ăn Hàng không Nội Bài (UPCoM: NCS); CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Đà Nẵng (HNX: MAS); Công ty TNHH MTV Suất Ăn Hàng không Việt Nam (VACS); và CTCP Dịch vụ Suất ăn Hàng không Việt Nam (VINACS)... Trong đó, NCS, MAS và VACS đều là các doanh nghiệp có vốn sở hữu của Nhà nước chi phối, còn VINACS thì CTCP Dịch vụ Hàng không Taseco (Taseco Airs) là cổ đông lớn. NCS là đơn vị hoạt động trên khu vực sân bay Nội Bài; MAS là đơn vị cung cấp suất ăn tại sân bay Đà Nẵng, Cam Ranh; và VACS là đơn vị cung cấp suất ăn tại Sân bay Tân Sơn Nhất. Khách hàng chủ yếu của các doanh nghiệp này là Vietnam Airlines (tiêu thụ 80-90% lượng cung của các đơn vị trên) và một số hãng bay khác như Kenya Airways, VJA, KE..
Năm 2016, doanh thu của MAS và NCS tăng trưởng lần lượt là 29% và 14%; lợi nhuận ròng tăng 18% và 12% so với năm 2015.
KQKD của MAS và NCS giai đoạn 2014-2016 (Đvt: tỷ đồng)
* 2 doanh nghiệp còn lại không công bố BCTC
|
Khác với 3 “ông lớn” do Nhà nước sở hữu chi phối, VINACS là đơn vị liên kết của Taseco Airs với việc góp 40% vốn điều lệ.
Bên cạnh việc đầu tư vào mảng cung cấp suất ăn, Taseco Airs còn triển khai nhiều hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ phi hàng không như: chuỗi cafe, fast food, bách hóa lưu niệm kinh doanh hàng miễn thuế, quảng cáo tại sân bay, dịch vụ khách sạn…
Đầu tư vào lĩnh vực cung cấp suất ăn hàng không, Taseco Airs có chiến lược mở rộng địa bàn hoạt động ra hầu khắp các sân bay lớn trên cả nước, chứng tỏ “lối chơi” riêng, khác với các doanh nghiệp còn lại.
Hiện nay, VINACS đang thực hiện cung cấp suất ăn tại các sân bay lớn bao gồm: sân bay Nội Bài, sân bay Cam Ranh và dự kiến sẽ cung cấp suất ăn vào sân bay Đà Nẵng, sân bay Phú Quốc vào năm tới. Khách hàng của Công ty là những hãng bay lớn trong khu vực và quốc tế như Vietjet Air, Azur Air, Cathay Dragon, Thai, Tigerair…
Được biết, vừa qua VinaCS là đơn vị cung cấp suất ăn hàng không miễn phí cho máy bay chở hàng cứu trợ của Nga tại Cam Ranh để bày tỏ lòng cảm ơn đến Tổng thống Putin và người dân nước Nga về món hàng viện trợ, giúp Việt Nam khắc phục hậu quả do bão Damrey gây ra.
Thị phần khả năng cung ứng của các doanh nghiệp
|
Năm 2017, Taseco Airs dự kiến doanh thu cho mảng cung cấp suất ăn là 4.8 triệu USD với lợi nhuận ròng khoảng 0.2 triệu USD. Sau khi hai nhà máy tại Đà Nẵng và Phú Quốc đi vào hoạt động, đơn vị này ước tính doanh thu và lợi nhuận từ lĩnh vực suất ăn sẽ “đột phá” đạt lần lượt 14.9 triệu USD và 2 6 triệu USD trong năm 2018.
Dự báo KQKD của Taseco Airs 5 năm tới
|
Giai đoạn 4 năm tiếp theo, Taseco Airs ước tính doanh thu và lợi nhuận mảng cung cấp suất ăn tăng trưởng trung bình 7%/năm và 15%/năm và dự kiến cán mốc 18.2 triệu USD và 3.9 triệu USD vào năm 2021.
Qua những số liệu trên, có thể thấy tiềm năng tăng trưởng từ lĩnh vực cung cấp suất ăn hàng không và cơ hội phát triển cho các doanh nghiệp trong ngành là không nhỏ. Dự kiến cuối năm 2017, Taseco Airs sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán và nhà đầu tư sẽ có thêm một lựa chọn không hề kém phần hấp dẫn.
QC
Fili
|