Thứ Sáu, 24/11/2017 11:19

Đến lượt Mitsubishi thừa nhận làm giả dữ liệu

Mitsubishi Materials ngày thứ Năm (23/11) cho biết Công ty đã làm giả dữ liệu về nhiều loại hàng hóa – bao gồm nhiều linh kiện để lắp ráp xe hơi và máy bay – trong hơn 1 năm qua, ghi nhận vụ bê bối mới nhất trong số các vụ bê bối của giới doanh nghiệp Nhật Bản.

Ít nhất là 2 công ty con của Mitsubishi Materials đã làm giả dữ liệu để đáp ứng những đặc điểm kỹ thuật do khách hàng đề ra, Mitsubishi Materials cho biết.

Cụ thể, Mitsubishi Cable Industries đã trình bày sai dữ liệu về chất trám cao su được sử dụng trong ô tô và máy bay, Công ty cho biết. Theo đó, Mitsubishi Cable Industries đã làm giả dữ liệu của 270 triệu đơn vị đã bán cho tổng cộng 229 khách hàng trong giai đoạn từ tháng 4/2015-9/2017.

Một công ty con khác là Mitsubishi Shindoh đã làm giả các thông tin chi tiết của một số sản phẩm kim loại trong ít nhất là năm vừa qua, bao gồm phụ tùng bằng đồng thau và đồng được sử dụng trong ngành ô tô và thiết bị điện tử. Ít nhất 29 công ty được cho là đã mua phụ tùng từ Mitsubishi Shindoh.

“Tại thời điểm này, chúng tôi vẫn chưa xác định được bất kỳ trường hợp nào có hành vi bất hợp pháp hoặc những lo ngại liên quan đến vấn đề an toàn tại 2 công ty con trên”, Mitsubishi Materials cho hay. Được biết, Mitsubishi Materials là một phần thuộc Tập đoàn Mitsubishi.

Mitsubishi Materials cho biết khó có thể ước lượng được những hậu quả về mặt tài chính tại giai đoạn này. Các thị trường Nhật Bản tạm nghỉ giao dịch trong ngày thứ Năm để nghỉ lễ.

Các công ty Nhật Bản – từng là nỗi ghen tị của thế giới về năng lực sản xuất – nay lại phải đối mặt với hàng loạt bê bối đáng xấu hổ.

Mới 1 tháng trước, Kobe Steel thừa nhận làm giả dữ liệu đối với các sản phẩm bán cho những khách hàng lớn như Boeing và Toyota – chính việc này đã đẩy giá cổ phiếu tụt dốc hơn 40%.

Mitsubishi chỉ là 1 trong số nhiều công ty bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối của Kobe Steel, vì đã sử dụng những phụ tùng kim loại có dữ liệu sai để lắp ráp máy bay. Hai công ty trên cũng có liên doanh với nhau để sản xuất ống bằng đồng.

Ngay sau khi bê bối của Kobe Steel bị phanh phui, 2 nhà sản xuất xe hơi Nissan và Subaru đều lên tiếng thừa nhận họ đã cho phép các kỹ thuật viên không đủ thẩm quyền tiến hành kiểm tra xe. Kết quả là họ đã phải thu hồi hàng ngàn chiếc xe hơi.

Ngoài ra, còn có hàng triệu chiếc xe hơi khác trên toàn thế giới cũng bị thu hồi bởi vì một doanh nghiệp khác của Nhật Bản là Takata. Hồi tháng 6/2017, vụ nổ túi khí của Takata đã dẫn tới rất nhiều trường hợp tử vong trên khắp thế giới, đồng thời Công ty đã phải triệu hồi 100 triệu túi khí liên quan tới hàng loạt hãng xe trên toàn cầu.

Trong khi đó, Toshiba chật vật với bê bối kế toán và những rắc rối về lĩnh vực điện hạt nhân.

Đây không phải là bê bối đầu tiên của Mitsubishi. Trước đó vào năm 2016, công ty con của Mitsubishi là Mitsubishi Motors đã thừa nhận gian lận trong các bài kiểm tra về tính hiệu quả nhiên liệu.

Vũ Hạo (Theo CNNMoney)

FiLi

Các tin tức khác

>   Trung Quốc đang bơm 'núi tiền' vào nền kinh tế (24/11/2017)

>   Dầu tăng hơn 1.5% khi nguồn cung tại Mỹ sụt giảm (23/11/2017)

>   Vàng thế giới tăng liền 2 phiên sau biên bản họp của Fed (23/11/2017)

>   Tiền mặt vẫn là “Vua” trong thời đại kỹ thuật số? (22/11/2017)

>   Tổng thống Mỹ Donald Trump lên tiếng về vụ sáp nhập AT&T-Time Warner (22/11/2017)

>   Tổng thống Zimbabwe từ chức sau 37 năm cầm quyền (22/11/2017)

>   Dầu khởi sắc chờ tin về nguồn cung tại Mỹ (22/11/2017)

>   Vàng thế giới quay đầu tăng nhẹ (22/11/2017)

>   Bà Merkel rơi vào thế bế tắc chưa từng có trong lịch sử Đức (21/11/2017)

>   OPEC đau đầu vì Iraq (21/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật