Thứ Hai, 06/11/2017 06:20

Đề xuất xây đường trên cao ở Cần Giờ

Kế hoạch xây dựng một tuyến đường trên cao tại Cần Giờ đang được xem xét như một trục giao thông giúp đưa du khách đến khu đô thị biển Cần Giờ mà không ảnh hưởng đến rừng ngập mặn Cần Giờ vốn được xem là khu dự trữ sinh quyển quan trọng của Việt Nam và thế giới.

Rừng ngập mặn Cần Giờ - Ảnh: Văn Nam

UBND TPHCM ngày 3-11 vừa qua có thông báo kết luận về đề nghị của Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ (CTCCorp) liên quan đến nhiệm vụ và đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/5.000 Khu đô thị du lịch biển Cần Giờ tại xã Long Hòa và thị trấn Cần Thạnh, huyện Cần Giờ.

Theo đó, UBND thành phố yêu cầu Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ làm rõ các ưu và nhược điểm của các phương án mà nhà đầu tư đề xuất cho dự án đô thị biển có quy mô lên đến khoảng 1.875 héc ta này.

UBND thành phố yêu cầu Công ty cổ phần Đô thị Du lịch Cần Giờ phân tích rõ các yếu tố tác động lớn đến sự phát triển của thành phố và quy hoạch chung của huyện Cần Giờ, nhất là những vấn đề liên quan đến phát triển hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật kèm theo.

Đặc biệt là việc đầu tư xây dựng cầu Cần Giờ thay thế phà Bình Khánh, đầu tư xây dựng tuyến đường trên cao kết nối từ cầu Cần Giờ đến Khu đô thị biển Cần Giờ (không mở rộng đường Rừng Sác theo quy hoạch có mặt cắt ngang 60 - 120 mét, tương đương 10 làn xe cơ giới) để đảm bảo không ảnh hưởng gián tiếp đến khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ, phù hợp với xu hướng bảo tồn của thế giới hiện nay (không kết nối trực tiếp đến khu dự trữ sinh quyển, sẽ không ảnh hưởng đến hệ động thực vật, môi trường tự nhiên, dòng chảy và tình trạng ngập úng do biến đổi khí hậu, nước biển dâng).

Hơn thế, việc đầu tư một tuyến đường trên cao từ cầu Cần Giờ đến khu đô thị Cần Giờ sẽ giúp rút ngắn thời gian di chuyển và tránh được trường hợp người dân và các nhà đầu tư từ các nơi khác đến thu mua đất dọc tuyến đường Rừng Sác, để kinh doanh và ở, tạo sốt đất, tăng dân số, gây áp lực lên hệ thống hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật, ảnh hưởng trực tiếp đến an ninh trật tự tại địa phương và Khu dự trữ sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.

Như thông tin đã được TBKTSG Online đăng tải mới đây, dự án lấn biển Cần Giờ (còn gọi là dự án Khu đô thị biển Cần Giờ) đã được bàn thảo từ 15 năm trước, nhưng đến nay vẫn chưa thể triển khai được vì nhiều lý do. Thực tế, hồi cuối năm 2007, dự án có tổng kinh phí đầu tư dự kiến ban đầu khoảng 8.470 tỉ đồng này đã được chủ đầu tư khởi động nhưng sau đó đã ngưng lại và gần đây tiếp tục được đề xuất triển khai với nhiều điều chỉnh về quy mô.

Với hơn 70.000 héc ta rừng đước, dừa nước, sông và kênh rạch, Cần Giờ được xem như một lá phổi của TPHCM, trong đó, một nửa diện tích là khu dự trữ sinh quyển được UNESCO công nhận vào năm 2000 với hệ động, thực vật đa dạng, độc đáo điển hình của vùng ngập mặn.

Văn Nam

TBKTSG

Các tin tức khác

>   Giải cơn “khát” vốn của ngành giao thông (04/11/2017)

>   Nên sớm có luật về PPP (03/11/2017)

>   Cần hơn 118.000 tỷ đồng làm đường cao tốc Bắc-Nam phía đông (03/11/2017)

>   ADB cho Việt Nam vay 170 triệu USD cải tạo hạ tầng đô thị (03/11/2017)

>   TPHCM: Đấu giá 586 nền đất ở tổng giá trị 1,363 tỷ đồng thuộc khu đô thị mới Thủ Thiêm (03/11/2017)

>   Giám đốc Sở Xây dựng TPHCM nói về nhà 25 m2 (03/11/2017)

>   Nghìn tỷ ồ ạt đổ vào hạ tầng, bất động sản Cần Giờ hưởng lợi (02/11/2017)

>   TPHCM: Điều chỉnh giá đất dự án tuyến tàu điện ngầm số 2 (02/11/2017)

>   Hà Nội: Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng cầu Bắc Linh Đàm (02/11/2017)

>   TS-KTS. Ngô Viết Nam Sơn: Ba rào cản khiến Thủ Thiêm ì ạch (02/11/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật