Thứ Sáu, 27/10/2017 15:13

Nhịp đập Thị trường 27/10: Bật tung cảm xúc

Một kịch bản bất ngờ và khó tin đã diễn ra trong phiên giao dịch chiều, hoàn toàn trái ngược với những suy đoán giới đầu tư. VN-Index đã làm nên một kỳ tích mới khi lên mức cao nhất trong năm, đạt 840.37 điểm, tăng 10.26 điểm hay 1.24%.

Sân chơi trong phiên chiều là hoàn toàn của các ông lớn, từ lúc chỉ có ROS, gần 20 mã vốn hóa lớn khác như BID, GAS, VIC, VNM, REE, VCB, CTG, NVL, DPM, FPT… cùng nhau tăng khá mạnh. Nổi bật như VIC và VCB cùng tăng hơn 3% đã góp phần đáng kể trong đà tăng của VN-Index. Đây cũng là hai mã góp phần đưa nhóm ngành ngân hàng và bất động sản bứt phá trong phiên chiều khi dẫn đầu mức tăng.

Nhóm VN30 chỉ còn 7 mã giảm điểm gồm BMP, BVH, CII, DHG, HSG, SABSBT. Chỉ số VN30-Index theo đó tăng 12.38 điểm, tương ứng 1.51% với tổng giá trị giao dịch trong rổ này hơn 1,800 tỷ đồng.

Dường như tất cả những gì tốt nhất đã nằm trong nhóm vốn hóa lớn, bởi các nhóm cổ phiếu còn lại đều giao dịch không khả quan. Rất nhiều cổ phiếu dù có kết quả quý 3 tốt vẫn sụt giảm như CII, NLG, HAG, KSB, LCG, NBB, TDH, VPH, SJS,… thậm chí QCG duy trì giá sàn khi thị trường đóng cửa.

Mặc dù VN-Index tăng mạnh nhưng thanh khoản so với phiên giao dịch trước vẫn sụt giảm, khối lượng giao dịch khớp lệnh đạt hơn 125 triệu cp, tương ứng 2,891 tỷ đồng. Cổ phiếu FLC có giao dịch nhiều nhất thị trường với hơn 10 triệu cp được chuyển giao.

ASM cũng khá đột biến với hơn 8 triệu cp và giá tăng cận giá trần. Hiện ASM vẫn chưa có kết quả kinh doanh quý 3.

Trên sàn HNX, cổ phiếu ACB tăng trở lại đã thay đổi cục diện cho sàn này dù VCG đứng giá, VGC, LAS, BVS và một vài mã lớn khác giảm điểm. Chỉ số HNX-Index đóng cửa tăng 0.13%, dừng tại 106.45 điểm.

Điểm tích cực cho thị trường phiên hôm nay chính là khối ngoại mua ròng khoảng 130 tỷ đồng trên cả hai sàn.

Phiên sáng: Diễn biến tiêu cực

Dù VN-Index giữ được sắc xanh nhưng diễn biến chung toàn thị trường xấu hơn rất nhiều. Từ mức tăng cao lúc mở cửa, cả hai chỉ số suy giảm dần đều và nếu sàn HOSE không có ROS (tăng trần) thì số phiên chắc sẽ giống như HNX-Index (giảm 0.55%).

Kết phiên sáng, toàn sàn chỉ còn 117 mã tăng điểm trong khi so mã giảm lên đến 234 cổ phiếu. Large Cap là nhóm duy nhất còn tăng nhẹ, các nhóm vốn hóa còn lại đều giảm. Ngành công nghệ và thông tin giảm mạnh nhất nhưng sức ảnh hưởng đến thị trường nhiều nhất đến từ nhóm chứng khoán, ngân hàng và xây dựng.

Trong nhóm thép, HSG giảm mạnh nhất khi mà kết quả quý 4 ước tính giảm đến 55% so với cùng kỳ năm trước. Hiện HSG đang dừng ở 23,900 đồng/cp, mức thấp nhất trong năm nay.

QCG giảm kịch sàn không biết có phải thông tin từ BCTC quý 3 hay không nhưng trên thị trường thì giá cổ phiếu thường phản ánh trước một thông tin nào đó.

Nhóm ngân hàng thì hiếm hoi có MBB còn tăng nhẹ trong khi chứng khoán thì SSIHCM giảm khá.

10h30: Chỉ còn mình ROS

Nhóm vốn hóa đang tỏ ra đuối sức khi lực cầu trên thị trường sụt giảm, song VN-Index vẫn nhận được sự hỗ trợ đặc biệt từ ROS.

Tổng khối lượng giao dịch toàn thị trường chỉ gần 79 triệu cp tính đến 10h40, tương ứng 1,536 tỷ đồng nhưng đáng chú ý là trong đó gần 350 tỷ đồng là giao dịch thỏa thuận trên sàn HOSE. Nếu xét về giá trị khớp lệnh, sàn HOSE còn chưa đến 1,000 tỷ đồng.

Dòng tiền trên sàn có dấu hiệu chuyển sang nhóm đầu cơ thay vì chọn cổ phiếu cơ bản, FLC, HAI, ITA là những mã như thế.

Ở nhóm vốn hóa lớn, ROS đang tăng 11,300 đồng/cp, có lẽ con đường chinh phục mốc 200,000 đồng/cp của ROS không còn xa. VJC cũng là mã giao dịch tốt sáng nay khi tăng 1.64% và được khối ngoại mua ròng 261,000 cp.

VNM và VIC thì đã lùi về tham chiếu trong khi GAS và SAB chưa một lần hồi phục trên tham chiếu. Độ rộng thị trường tiêu cực hẳn với 199 mã giảm và chỉ 126 mã tăng.

QCG bất ngờ giảm sàn sau thời gian giằng co, hiện doanh nghiệp này chưa công bố BCTC quý 3 nên chưa biết được lý do tại sao giá lại giảm sàn.

Mở cửa: Trái chiều

Cổ phiếu VNM ngay đầu phiên đã có giao dịch thỏa thuận hơn 1 triệu cp tại giá sàn 141,200 đồng/cp, tương ứng giá trị 143.3 tỷ đồng.

Hai sàn mở cửa trong trạng thái trái chiều phiên giao dịch sáng nay, tâm lý nhà đầu tư còn lo ngại trước diễn biến thị trường những phiên gần đây, nhất là phiên giao dịch hôm qua, VN-Index có lúc tăng mạnh, giảm sâu trước khi đóng cửa gần mốc tham chiếu.

Mùa báo cáo tài chính quý 3 dường như không có tác động mạnh lên thị trường, thay vào đó là những ảnh hưởng mang đậm dấu ấn "cá nhân", phải kể đến như ROS. Biến động cổ phiếu này đã tác động mạnh lên chỉ số, sáng nay, ROS vẫn chưa dừng lại khi tiếp tục tăng lên mốc 192,000 đồng/cp, ghi nhận chuỗi tăng giá 29 phiên liên tiếp.

Tất nhiên với đà tăng của ROS, dễ hiểu là VN-Index đang tăng hơn 3 điểm, giao dịch trên 833 tỷ đồng. Các mã vốn hóa lớn như VIC, VNM, GAS, CTG cũng đang hỗ trợ cho thị trường nhưng ngược lại SAB, PLX và VCB thì đang suy giảm.

Chứng chỉ quỹ E1VFVN30 sáng nay lại có giao dịch thỏa thuận đột biến 6.2 triệu ccq, giá trị hơn 83 tỷ đồng.

Chỉ số HNX-Index đầu phiên giảm nhẹ và giao dịch cũng khá thận trọng.

Tri Nhân

FiLi

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 27/10: Lòng tham sẽ tiếp tục xuất hiện? (26/10/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 26/10: Thót tim với phiên chiều (26/10/2017)

>   VN30 Futures 26/10: Đặt cược vào khả năng vượt đỉnh của VN30-Index? (25/10/2017)

>   Vietstock Daily 26/10: Cần thêm sức bật từ thanh khoản (25/10/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 25/10: VN-Index tái chiếm mốc 830 điểm (25/10/2017)

>   Vietstock Daily 25/10: Tiếp tục tăng trong nghi ngờ? (24/10/2017)

>   VN30 Futures 25/10: Tiền ồ ạt đổ vào kỳ hạn tháng 11/2017 (24/10/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 24/10: Bứt phá cuối phiên (24/10/2017)

>   VN30 Futures 24/10: Bên bán chiếm ưu thế (23/10/2017)

>   Vietstock Daily 24/10: Ưu tiên bảo toàn vốn (23/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật