Thứ Năm, 26/10/2017 06:25

Hơn 28 tỷ USD vốn FDI đổ vào Việt Nam trong 10 tháng  

Theo báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính chung trong 10 tháng năm 2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn, mua cổ phần là 28.24 tỷ USD, tăng 37.4% so với cùng kỳ năm 2016. Tính đến ngày 20/10/2017, các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài đã giải ngân được 14.2 tỷ USD, tăng 11.8% so với cùng kỳ năm 2016.

Trong 10 tháng năm 2017, xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 125.49 tỷ USD, tăng 22.1% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 72.2% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô đạt 123.1 tỷ USD, tăng 22.1% so với cùng kỳ 2016 và chiếm 70.9% kim ngạch xuất khẩu.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài đạt 107.85 tỷ USD, tăng 29.2% so với cùng kỳ năm 2016 và chiếm 62.5% kim ngạch nhập khẩu. Tính chung trong 10 tháng năm 2017, khu vực đầu tư nước ngoài xuất siêu 17.63 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu 15.24 tỷ USD không kể dầu thô.

Tính đến ngày 20/10/2017, cả nước có 2.070 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đầu tư với tổng vốn đăng ký 16.3 tỷ USD, tăng 32.9% so với cùng kỳ năm 2016; có 1,001 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư với tổng vốn đăng ký tăng thêm 7.27 tỷ USD, tăng 35.9% so với cùng kỳ năm 2016 và 4,156 lượt góp vốn, mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài với tổng giá trị góp vốn 4.67 tỷ USD, tăng 58.8% so với cùng kỳ 2016.

Theo lĩnh vực đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 19 ngành lĩnh vực, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo là lĩnh vực thu hút được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài với tổng số vốn 13.75 tỷ USD, chiếm 48.7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất, phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư 5.63 tỷ USD, chiếm 19.9% tổng vốn đầu tư đăng ký. Đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 2.04 tỷ USD, chiếm 7.2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Theo đối tác đầu tư, có 112 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Hàn Quốc đứng vị trí thứ nhất với tổng vốn đầu tư 7.62 tỷ USD, chiếm 27% tổng vốn đầu tư. Nhật Bản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đăng ký 6.07 tỷ USD, chiếm 21.5% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Singapore đứng vị trí thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký là 4.59 tỷ USD, chiếm 16.3% tổng vốn đầu tư.

Theo địa bàn đầu tư, nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 59 tỉnh thành phố, trong đó Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương thu hút nhiều vốn đầu tư nước ngoài nhất với tổng số vốn đăng ký 5.03 tỷ USD, chiếm 17.8% tổng vốn đầu tư. Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đăng ký 3.19 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư. Thanh Hóa đứng thứ ba với tổng số vốn đăng ký 3.16 tỷ USD chiếm 11.2% tổng vốn đầu tư.

Anh Tuấn

Fili

Các tin tức khác

>   Thủ tướng trình nhân sự mới: Ông Nguyễn Văn Thể và Lê Minh Khái (25/10/2017)

>   Bị EU phạt "thẻ vàng", doanh nghiệp Việt hết đường lùi (25/10/2017)

>   Bộ Nông nghiệp muốn bỏ, sửa hơn 100 điều kiện kinh doanh (25/10/2017)

>   Vụ mỏ sắt Thạch Khê: Chưa thấy 35 tỷ USD, dừng dự án sẽ mất 2.000 tỷ đồng (25/10/2017)

>   Tự do xài tiền đô tại Phú Quốc: Nên không? (25/10/2017)

>   Xây cầu, PMU 6 chi khống hơn 100 tỷ đồng (25/10/2017)

>   Cứ 4 doanh nghiệp thành lập thì 3 'ông' đóng cửa, phá sản (24/10/2017)

>   Ngăn chặn tình trạng lợi dụng BOT để "tay không bắt giặc" (24/10/2017)

>   Hàn Quốc gia hạn áp thuế chống bán phá giá đối với hợp kim Ferro-Silico-Manganese (24/10/2017)

>   Đến đặc khu, vào casino, tự do xài tiền đô (24/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật