Thứ Bảy, 28/10/2017 20:15

Đầu cơ đánh mất sự quyến rũ trong khi kinh doanh sụt giảm lại hút dòng tiền!

Chuyển động dòng tiền tuần 23-27/10:

Tuy thị trường đã chinh phục được mốc 840 nhưng dòng tiền giao dịch trong tuần 23-27/10 lại “héo úa” sụt giảm. Lực tăng đến từ một số mã như FCM, SJS, AMD dù những cổ phiếu này thời gian gần đây đón nhận thông tin không mấy tích cực từ kết quả quý 3, còn nhóm đầu cơ lại không đủ sức hút để níu giữ dòng tiền.

Thị trường tuần 23-27/10 đã đóng cửa với sự trái chiều của hai chỉ số. VN-Index kết thúc tuần tăng 1.64% đứng tại 840.37 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần giảm 1.56% tạm dừng ở 106.45 điểm. Dòng tiền trên thị trường cũng rút khỏi hai sàn không ít, cụ thể, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 149.4 triệu đơn vị/phiên sụt giảm 8.2% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 44.2 triệu cổ phiếu/phiên, sụt giảm 5.75%.

Trên sàn HOSE chỉ ghi nhận 4 cổ phiếu có lực tăng hơn 100% và không có mã nào đủ sức tăng 200%. Hầu hết những cái tên trong danh sách tăng thanh khoản đều có điểm chung là kết quả kinh doanh quý 3 hoặc lũy kế 9 tháng không mấy sáng sủa.

FCM bất ngờ đứng đầu với khối lượng khớp lệnh trung bình có lực tăng hơn 194%, đạt hơn 946,000 cp/phiên. Thực chất là nhờ trong tuần qua FCM có hai phiên giao dịch ngày 24 và 25/10 với khối lượng khớp lệnh bỗng đạt hơn 1.8 triệu cp và 2.2 triệu cp. Dẫu là quán quân tăng trưởng khối lượng giao dịch, nhưng về giá thì cổ phiếu này đã đánh mất gần 19% giá trị từ 8,000 đồng về còn 6,500 đồng/cp.

Đáng lưu ý là FCM vừa mới công bố kết quả kinh doanh quý 3, nhưng trái ngược với sự sôi động giao dịch của FCM thì những con số trên báo cáo tài chính lại mang màu ưu tối khi lợi nhuận ròng quý 3 giảm đến 67% còn có 5.6 tỷ đồng. FCM đã đưa ra giải trình về sự sụt giảm mạnh này là do hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm doanh thu và không còn khoản thu nhập khác từ công ty con Khoáng sản FECON Hải Đăng.

SJS cũng tương tự khi bất ngờ nhận được sự quan tâm của nhà đầu tư dù thông tin báo cáo tài chính được công bố lại không mấy ấn tượng. Cụ thể, tuần trước đó khối lượng khớp lệnh trung bình chỉ khoảng 284,000 cp/phiên thì tuần này giao dịch ghi nhận hơn 807,000 cp/phiên, tăng 185%. Xét riêng kết quả kinh doanh quý 3, doanh nghiệp có lãi ròng đột biến lên 22 tỷ đồng nhờ hoàn nhập dự phòng đầu tư tài chính nhưng nếu nhìn vào lũy kế 9 tháng thì hiện chỉ đạt gần 36 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 78.4% so với cùng kỳ và thực hiện mới 26% kế hoạch năm.

Một cái tên liên quan đến FLC là AMD vẫn duy trì những nhịp hưng phấn với khối lượng khớp lệnh trung bình tăng 126% lên hơn 3.3 triệu cp/phiên. Và kết quả kinh doanh quý 3 cũng như hai đơn vị trên là giảm so với cùng kỳ, lợi nhuận ròng lũy kế 9 tháng sụt giảm 22% chỉ ghi nhận 25 tỷ đồng. 

HAG với một loạt thông tin xoay quanh kết quả 9 tháng lãi 1,188 tỷ đồng, tổng nợ giảm xuống 23,100 tỷ đồng và Chủ tịch Đoàn Nguyên Đức lần đầu đăng ký bán 23 triệu cp để hỗ trợ HAG tái cơ cấu nợ vay, thanh khoản đã có những cải thiện tăng 60% lên hơn 2.6 triệu cp/phiên, có  phiên khối lượng khớp lệnh tăng mạnh lên gần 3.9 triệu cp. Tuy nhiên, giá của HAG trong tuần qua lại giảm 7% lui về 7,555 đồng/cp.

Cổ phiếu HSG đang trên đà sụt giảm cùng với thông tin ước lãi quý 4 giảm gần 55% so cùng kỳ chỉ đạt 203 tỷ đồng. Song song với luồng tin tiêu cực thì Chủ tịch Lê Phước Vũ cũng có động thái đăng ký gom vào 1 triệu cp. Theo đó, thanh khoản tại HSG có cải thiện tăng, tuy nhiên không đáng kể mà diễn biến giá vẫn giảm gần 11% về vùng giá 24,300 đồng/cp.

Tuần qua cũng ghi nhận dòng tiền rời bỏ một số cái tên quen thuộc, mà trong số đó MSN là cổ phiếu giảm gần 72% thanh khoản từ khoảng 2 triệu đơn vị/phiên còn 555,000 đơn vị/phiên. Sau khi tỏa sáng về thanh khoản ở tuần trước đó nhờ thông tin thực hiện mua cổ phiếu quỹ thì khối lượng khớp lệnh tuần 23-27/10 đã quay về quỹ đạo cũ.

Có không ít cổ phiếu không thể duy trì được phong độ để đứng vào hàng ngũ tăng thanh khoản như tuần trước đó và đồng loạt ghi nhận dòng tiền sụt giảm ở NLG, KSB, DXG, NKG, SSI, DXG, HPG.

Bên cạnh AMD, HTT vẫn tiếp tục đà tăng thanh khoản thì nhóm đầu cơ khác là VNE, KSA, HAI lại lao dốc. Còn về ROS, dù là một trong những động lực chính giúp VN-Index chinh phục thành công mốc 840 điểm nhưng thanh khoản lại sụt giảm 22% ghi nhận còn 2.1 triệu đơn vị/phiên.

Trên sàn HNX cũng không nhiều đơn vị tăng hơn 100%, ghi nhận chỉ có 2 cái tên là PVV, CEO. Song song đó là sự mặn mà dành cho những cổ phiếu đầu cơ tại sàn này cũng không còn khi KLF, PVX, TTZ, SGO, CMI, KSK đều sụt giảm thanh khoản.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HNX

 

Nguồn: VietstockFinance 

(*) Danh sách các cổ phiếu được xét có khối lượng giao dịch trên 100,000 đơn vị.

Phúc Mai

FILI

Các tin tức khác

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu tuần 30/10 (30/10/2017)

>   MSN: Thông báo không thực hiện lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản (27/10/2017)

>   SSI: Công bố thông tin sửa lỗi sau giao dịch tại HOSE (27/10/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 27/10: Có khả năng xuất hiện phân kỳ (27/10/2017)

>   QBS: Công văn giải trình lợi nhuận sau thuế quý 3.2017 (27/10/2017)

>   Giá quặng sắt - Hỗ trợ mạnh từ đường trendline trung hạn (02/11/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 27/10: Bật tung cảm xúc (27/10/2017)

>   Hàng loạt cổ phiếu bị nhắc nhở vi phạm trên toàn thị trường và vào diện bị kiểm soát (27/10/2017)

>   CTA: Thông báo về việc đưa cổ phiếu CTA vào diện kiểm soát (27/10/2017)

>   NPS: v/v đưa cổ phiếu NPS vào diện bị kiểm soát (27/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật