Thứ Ba, 03/10/2017 10:11

Cổ phiếu ngành cá tra phản ứng như thế nào trước những thông tin bất lợi?

Là ngành xuất khẩu chủ lực của cả nước, nhưng ngành thủy sản đã trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn và thách thức, đặc biệt là xuất khẩu cá tra. Chính những điều này đã tác động không nhỏ lên giá cổ phiếu ngành này từ đầu năm đến nay.

Cái khó…

Trong giai đoạn đầu năm 2017, sức ép tăng giá của con giống và nguyên liệu đầu vào, nhất là cá tra liên tục tăng trong khi giá bán không tăng tương ứng, đây là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận các doanh nghiệp trong ngành bị ảnh hưởng.

Bởi thế, bức tranh 6 tháng đầu năm của các doanh nghiệp trong ngành cá tra như Hùng Vương (HOSE: HVG), Đầu tư và Phát triển Đa Quốc gia (HOSE: IDI), XNK Thủy sản An Giang (HOSE: AGF)… và đến cả những “ông lớn” như Vĩnh Hoàn (HOSE: VHC) cũng bị ảnh hưởng mạnh. Trong đó, lợi nhuận 6 tháng của IDI chỉ nhích nhẹ so cùng kỳ, VHC giảm tới 28%, AGF dù lũy kế niên độ 9 tháng tăng mạnh nhưng quý 3 lại lao dốc, còn HVG vẫn tiếp tục báo lỗ, riêng Nam Việt (HOSE: ANV) lại lật ngược thế cờ khi chuyển từ lỗ đậm của cùng kỳ tới hơn 100 tỷ đồng thì nay ghi nhận lãi ròng hơn 52 tỷ đồng.

 

Và bất lợi gần đây nhất đối với ngành thủy sản là Đạo luật Nông trại Mỹ chính thức được áp dụng (02/08) đối với cá da trơn nhập khẩu, hay Bộ Thương mại Mỹ (DOC) cũng vừa có thông báo sơ bộ về quyết định xem xét hành chính lần thứ 13 (POR13) đối với mặt hàng cá tra phi lê đông lạnh của Việt Nam… Mặc dù những vấn đề này trước mắt chưa ảnh hưởng ngay lập tức đến xuất khẩu cá tra của Việt Nam bởi vẫn trong khoảng thời gian rà soát tất cả các tài liệu đệ trình với Đạo luật Nông trại Mỹ (đến trước tháng 3/2018) hay thuế chống bán phá giá lần thứ 13, nhưng vẫn gây không ít quan ngại cho các doanh nghiệp trong ngành thời gian tới.

Vẫn có những thuận lợi

Tuy nhiên, với mong muốn nâng hình ảnh sản phẩm cá tra trên thế giới, cùng với việc nâng cao và khuyến khích xuất khẩu thủy sản trong năm 2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thông qua một dự án làm cho ngành thủy sản cạnh tranh hơn với sự hỗ trợ tài chính trị giá hơn 100 tỷ đồng từ Chính phủ và doanh nghiệp nước ngoài. Việc hỗ trợ tài chính này sẽ giúp phát triển ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt, nước mặn để tạo ra các giống hải sản chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu và chất lượng các nước phát triển.

Trước mắt, Tổng cục Thủy sản sẽ tăng cường kiểm soát chất lượng cá tra. Theo đó, các nhà máy chế biến cá tra phải đáp ứng yêu cầu mua nguyên liệu từ cơ sở nuôi cá tra đáp ứng quy định về điều kiện nuôi cá tra thương phẩm, tạo ra sản phẩm cá tra chất lượng cao, thương hiệu mạnh và phát triển bền vững. Đối với thị trường xuất khẩu, Tổng cục Thủy sản sẽ hợp tác với Bộ Nông nghiệp Mỹ nhằm tháo gỡ các rào cản thị trường, tăng cường công tác truyền thông và hợp tác với các nước EU để được tăng cường sự hỗ trợ kỹ thuật và đầu tư vào sản xuất.

Ngoài ra, với các hiệp định thương mại tự do (FTA) mà Việt Nam đã và sắp ký kết sẽ giúp Việt Nam tăng lợi thế khi xuất khẩu thủy sản sang những thị trường chủ lực như Mỹ, Nhật, châu Âu, Nga với thuế suất 0%. Việc Trung Quốc đang xem xét bỏ thuế giá trị gia tăng sẽ phần nào giúp sản lượng xuất khẩu trực tiếp sang thị trường này của các doanh nghiệp đầu ngành như VHC, ANV, HVG… sẽ tiếp tục tăng trong tương lai.

Kỳ vọng nào cho cổ phiếu ngành cá tra?

Việc thời tiết hạn hán, gây ngập mặn các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như Vĩnh Long, Hậu Giang, Cần Thơ,… phần nào khiến các doanh nghiệp thủy sản vô cùng khó khăn trong quá trình sản xuất. Mặc dù vậy, đây sẽ là một cơ hội tốt cho các doanh nghiệp có vùng nuôi không bị ảnh hưởng bởi thời tiết hưởng lợi như VHC (vùng nuôi tập trung ở Đồng Tháp) và ANV (vùng nuôi tập trung ở An Giang).

Theo đó, từ tháng 9, VHC bắt đầu ương cá cho 220 ha vùng nuôi mở rộng thêm trong năm 2017, nâng tổng diện tích vùng nuôi lên 720 ha. Và mục tiêu tự chủ nguyên liệu 70-80% (so mức 60-65% của trước đó) là VHC có khả năng thực hiện. Theo đó, VHC dự kiến giá trị xuất khẩu cá tra quý 3 tăng 30% so cùng kỳ, tương ứng lợi nhuận sẽ tăng từ 5-10% so với quý 2.

Còn ANV là một trong các doanh nghiệp có chuỗi giá trị khép kín, tự chủ 100% về vùng nuôi cá nguyên liệu với 250 ha. Thêm vào đó, thị trường tiêu thụ đa dạng và phân tán (châu Mỹ chiếm 32%, châu Á 30%, châu Âu 27%) khiến ANV ít bị ảnh hưởng khi xuất vào Mỹ với nhiều rào cản như các doanh nghiệp khác. Hơn nữa, việc rút vốn khỏi các khoản đầu tư kém hiệu quả (như CTCP Cromit Cổ Định Thanh Hóa, CTCP DAP số 2 khiến ANV lỗ nặng năm 2016), và chỉ tập trung vào hoạt động kinh doanh chính đã giúp ANV đạt lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng đầu năm khả quan nhất với hơn 52 tỷ đồng.

Như vậy, với việc vừa tăng vốn điều lệ từ 656 tỷ đồng lên 1,250 tỷ đồng và lợi nhuận 6 tháng đã đạt phân nửa kế hoạch (122 tỷ đồng lãi trước thuế) thì khả năng ANV sẽ hoàn thành kế hoạch trong tầm tay. Tương tự IDI, 6 tháng đã lãi ròng gần 75 tỷ đồng thì cột mốc 99.5 tỷ đồng cho cả năm cũng rất dễ dàng để thực hiện.

Còn HVG, với mức lỗ gần 138 tỷ đồng lũy kế 9 tháng (niên độ 2016-2017) thì xem như kế hoạch lãi cả niên độ 400 tỷ đồng vẫn còn quá xa vời. Vì thế, động thái mới đây nhất của HVG là bán 3 lô đất tại quận 6 và 1 lô tại Nhà Bè (TPHCM) để thanh lý nợ và các nghĩa vụ tài sản khác.

Giá của các cổ phiếu trong ngành thủy sản đã có những biến động trái ngược nhau trong thời gian vừa qua. Với kết quả kinh doanh ấn tượng, giá cổ phiếu ANV đã có sự tăng vọt tới 167% trong 1 năm qua để giao dịch tại 9,080 đồng/cp (giá đã điều chỉnh). Hay IDI đã tăng 36% trong vòng 1 năm qua để lên mốc 6,400 đồng/cp kết phiên cuối tháng 9.

Ngược lại, với nhiều lo ngại về thị trường Mỹ, cổ phiếu VHC đã giảm từ mức đỉnh hơn 60,000 đồng/cp để về mức 51,000 đồng/cp hiện nay. Còn HVG cũng giảm 38%, xuống neo tại mức 6,340 đồng/cp trong 1 năm qua.

Biến động cổ phiếu ngành cá tra trong 12 tháng qua
Các tin tức khác

>   Vietstock khai giảng khóa Phân tích Kỹ thuật bậc 1 tại Hà Nội và TPHCM (05/10/2017)

>   Vietstock khai giảng khóa Phân tích Kỹ thuật bậc 1 tại Hà Nội và TPHCM (10/10/2017)

>   Vietstock khai giảng khóa Phân tích Kỹ thuật bậc 1 tại Hà Nội và TPHCM (12/10/2017)

>   Vietstock khai giảng khóa Chứng khoán cơ bản tại TPHCM ngày 10/10/2017 (03/10/2017)

>   Vietstock khai giảng khóa Chứng khoán cơ bản tại TPHCM ngày 10/10/2017 (09/10/2017)

>   Cuộc đua FxPro tháng 8-9/2017: Sao đổi ngôi (03/10/2017)

>   Giao Thanh tra Chính phủ thanh tra việc cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam (03/10/2017)

>   03/10: Đọc gì trước giờ giao dịch? (03/10/2017)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 03/10 (03/10/2017)

>   Dòng tiền nóng tại STB, DIG và GMD (02/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật