Thứ Sáu, 06/10/2017 18:09

Chứng khoán Tuần 02-06/10: Ngân hàng thắp sáng hi vọng

Sự thận trọng tăng cao của giới đầu tư đã khiến thanh khoản sụt giảm mạnh trong tuần qua. Điều này đã gây khá nhiều khó khăn cho giao dịch thị trường. Tuy vậy, sắc xanh vẫn được bảo toàn trên các chỉ số nhờ khả năng dẫn dắt ấn tượng của nhóm cổ phiếu Ngân hàng.

THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 02-06/10/2017

Giao dịch: Các chỉ số thị trường trở lại đồng thuận trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 0.42% đứng tại 807.80 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần cũng tăng 0.30% đang dừng ở 107.98 điểm.

Tuy vậy, thanh khoản trên cả hai sàn lại sụt giảm khá mạnh. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 123.6 triệu đơn vị/phiên, sụt giảm 12.94% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 46.6 triệu cổ phiếu/phiên, sụt giảm 21.33%.

Thị trường khởi đầu tuần giao dịch với nhiều sóng gió khi các chỉ số thị trường đồng loạt điều chỉnh trong hai phiên đầu tuần. Sự suy yếu của nhóm cổ phiếu Large Cap cùng tâm lý thận trọng tăng cao là nguyên nhân chính khiến áp lực bán ồ ạt lan tỏa trên khắp thị trường.

Sau hai phiên giảm điểm đầy tiêu cực đầu tuần, thị trường lấy lại sự cân bằng trong phiên giao dịch ngày 04/10. Sự hồi sinh đầy bất ngờ của nhóm cổ phiếu dẫn dắt là nhân tố quan trọng nâng đỡ thị trường. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng với VCB, CTG, BID, MBB, STB, ACB… nổi bật nhất khi đồng loạt nổi sóng và chiếm giữ vai trò dẫn dắt thị trường.

Tuy vậy, dù hồi phục mạnh nhưng rủi ro trên thị trường vẫn không hề có dấu hiệu suy giảm. Có thể thấy áp lực điều chỉnh đã nhanh chóng gia tăng trở lại ngay sau phiên giao dịch ngày 04/10. Việc VN-Index chạm ngưỡng 810 điểm đã thúc đẩy một làn sóng thoát hàng ồ ạt và khiến các chỉ số thị trường nhanh chóng đảo chiều giảm điểm trở lại. Dù thanh khoản ghi nhận sự tăng trưởng mạnh nhưng bên bán đã chiếm ưu thế trở lại.

Phiên cuối tuần, khả năng đeo bám của bên bán khiến giao dịch thị trường liên tục gặp khó khăn. Sự thận trọng của giới đầu tư cũng duy trì ở mức cao và khiến thanh khoản thị trường sụt giảm trở lại. Tuy vậy, sắc xanh vẫn hiện diện trên các chỉ số nhờ lực đẩy từ nhóm cổ phiếu dẫn dắt, đặc biệt là nhóm ngân hàng với sự đồng thuận của VPB, BID, CTG, MBB…

Song song với tâm lý thận trọng của giới đầu tư trong nước, khối ngoại cũng là một nhân tố tác động mạnh lên thị trường. Hoạt động bán ròng được đẩy mạnh và góp phần không nhỏ trong việc tạo áp lực điều chỉnh lên thị trường. Điểm cần lưu ý, tuần giao dịch này cũng là tuần bán ròng thứ 5 liên tục của khối ngoại trên thị trường.

Nhà đầu tư nước ngoài: Bán ròng hơn 260.68 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ bán ròng trên HOSE với hơn 199.48 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với hơn 61.2 tỷ đồng.

Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là KPF tăng 19.83%, SMA tăng 16.41% và trên HNX là DST tăng 30.37% và SJC tăng 35.48%.

KPF tăng 19.83%. KPF tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ sự sôi động của dòng tiền bắt đáy khi cổ phiếu này đã không ngừng lao dốc kể từ tháng 12/2016. Cổ phiếu này cũng đang test lại đáy thấp nhất lịch sử, tương ứng vùng giá 5,000-5,200.

SMA tăng 16.41%. SMA tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã đẩy mạnh gom hàng trong tuần qua sau khi cổ phiếu đã giảm giá mạnh trong tuần giao dịch trước.

DST tăng 30.37%. DST tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ (1) Thông tin Chủ tịch HĐQT - ông Ngô Quang Hòa đăng ký mua vào 3.23 triệu cổ phiếu kể từ ngày 09/10 và (2) DST điều chỉnh tăng mạnh kế hoạch kinh doanh năm 2017 vào ngày 11/09 vừa qua. Cụ thể, doanh thu thuần được điều chỉnh tăng từ 49 tỷ đồng lên 398 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế được điều chỉnh tăng từ mức 900 triệu đồng lên 7 tỷ đồng.

SJC tăng 35.48%. SJC tăng mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin mới mang tính ảnh hưởng mạnh. Cổ phiếu này đang ghi nhận chuỗi tăng giá ấn tượng qua 2 tuần liên tiếp với thanh khoản khá sôi động.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là OGC giảm 20.23% và trên HNX là CTP giảm 33.04%.

OGC giảm 20.23%. OGC giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến những lo ngại về khả năng thoái vốn thành công khỏi CTCP Khách sạn và DV Đại Dương (OCH). Cụ thể, dù đăng ký bán 32 triệu cổ phiếu OCH nhưng trong hơn 1 tháng qua OGC chỉ thoái được 1,100 cổ phiếu OCH. Số lượng cổ phiếu OCH này cũng chính là số tài sản đảm bảo cho hợp đồng cầm cố giữa OGC và Ngân hàng TMCP Quốc dân Việt Nam (NCB) có giá trị 450 tỷ đồng và đã quá hạn 2 năm.

CTP giảm 33.04%. CTP giảm mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Cổ phiếu này đã không ngừng lao dốc và đã mất hơn 58% kể từ mức đỉnh thiết lập trong tháng 06/2017.

II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA

Các tin tức khác

>   Nhịp đập Thị trường 06/10: Thanh khoản vẫn yếu, cổ phiếu ngân hàng kéo thị trường (06/10/2017)

>   VN30 Futures 06/10: Ồ ạt tất toán vị thế mở (05/10/2017)

>   Vietstock Daily 06/10: Phân hóa mạnh hơn? (05/10/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 05/10: Lại sụp đổ vào phút chót (05/10/2017)

>   VN30 Futures 05/10: “Chóng mặt” dõi theo thị trường cơ sở (04/10/2017)

>   Vietstock Daily 05/10: Cạn cung ngắn hạn? (04/10/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 04/10: VN-Index bật tăng mạnh bất chấp thanh khoản thấp (04/10/2017)

>   VN30 Futures 04/10: Short selling sẽ chiếm ưu thế? (03/10/2017)

>   Vietstock Daily 04/10: Quan sát sức mạnh của dòng tiền (03/10/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 03/10: VN-Index chính thức để mất mốc 800 điểm (03/10/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật