Chủ Nhật, 10/09/2017 09:27

Xử lý các dự án nghìn tỷ thua lỗ: Nhà đầu tư ngoại nản lòng vì thủ tục?

Lối thoát cho các dự án đầu nghìn tỷ thua lỗ và nằm đắp chiếu dường như đã được tìm thấy khi có những nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ sự quan tâm.

Nhưng ngay cả khi có tia hi vọng giải thoát cho các dự án này, thì tủ tục rườm rà và quá trình phê duyệt chậm chễ có thể sẽ dập tắt tia hi vọng.

Bỏ ra gần 7.000 tỉ đồng đầu tư Nhà máy sản xuất xơ sợi polyester Đình Vũ (PVTex, Hải Phòng) thế nhưng chỉ sau hơn một năm hoạt động, nhà máy liên tục “đắp chiếu”, lỗ hơn 1.700 tỉ đồng, đứng trước nguy cơ phá sản… Nhà máy này do Tập đoàn Dầu khí VN (PVN) nắm giữ trên 75% vốn cổ phần. Ảnh: S.T

Nhà đầu tư ngoại quan tâm

Sau khi các dự án nghìn tỷ thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) rơi vào tình trạng đắp chiếu vì thua lỗ, một số các nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bày tỏ ý định tham gia vào các dự án này. Thông tin từ PVN cho biết, tập đoàn này đã tiếp xúc với Tập đoàn Fortrec (Singapore) nhằm chọn nhà đầu tư này làm đối tác đầu tư vào nhà máy xơ sợi Polyester Đình Vũ (PVTEX). Tuy nhiên, điều đáng tiếc là kế hoạch làm việc với Fortrec đang bị gián đoạn. Để tìm kiếm đối tác thay thế, PVN cũng đã chuyển sang làm việc với đối tác Reliance của Ấn Độ, và đã thống nhất các nội dung Reliance sẽ hỗ trợ PVTEX trong quá trình chuẩn bị khởi động lại và vận hành nhà máy.

Không chỉ nỗ lực khôi phục lại hoạt động của dự án PVTEX, PVN cũng đã lên kế hoạch mời nhà đầu tư tham gia hợp tác kinh doanh vận hành nhà máy nhiên liệu sinh học Dung Quất, và dự án nhiên liệu sinh học Bình Phước. Đối với dự án Dung Quất, hiện đã có ba nhà đầu tư đang quan tâm là Cty TNHH Điện hơi công nghiệp Tín Thành, Cty TNHH Tùng Lâm và Cty CP XNK tạp phẩm (Tocontap). Dự kiến trong tháng này sẽ thống nhất phương án lựa chọn nhà đầu tư và khởi động lại dự án. Nhưng với dự án Bình Phước, lối thoát cho dự án này lại đang hướng tới một đối tác từ Thái Lan.

Điều tương tự cũng đang diễn ra với dự án nhiên liệu sinh học Phú Thọ, khi PVN hướng tới việc bán cổ phần cho Cty Mepcom Offshore and Marine Pte, Ltd là Cty con của Tập đoàn MEPCOM (Singapore). Đáng chú ý, Cty Mepcom Offshore and Marine Pte đề xuất hợp tác theo hướng Mepcom và đối tác chiến lược sẽ mua lại cổ phần của các cổ đông hiện hữu tại PVB để cung cấp vốn theo mô hình Xây dựng - sở hữu - vận hành (BOO).

Bốn dự án kể trên, cộng thêm dự án nhà máy đóng tàu Dung Quất là 5 trong tổng số 12 dự án đầu tư quy mô lớn bằng vốn nhà nước và đang trong tình trạng nằm đắp chiếu, gây thất thoáng hàng chục nghìn tỷ đồng vốn nhà nước. Chỉ tính riêng 5 dự án của PVN, tổng số tiền đầu tư đã lên tới 21.250 tỷ đồng. Đến cuối 2016, tổng lỗ lũy kế, là hơn 9.000 tỷ đồng. Nhưng qua những động thái trên, có thể thấy cách PVN đang tìm lối thoát cho các dự án này là dựa vào các đối tác nước ngoài.

Doanh nghiệp Việt chậm trễ

Tìm được nhà đầu tư cho các dự án nằm đắp chiếu đã khó, nhưng dường như các cấp có thẩm quyền lại chưa biết giữ nhà đầu tư. Sự gián đoạn trong quá trình làm việc với Tập đoàn Fortrec Chemicals của Singapore có thể là một lời cảnh báo. PVN mới đây đã phải gửi cho tập đoàn này lời đề nghị gia hạn đề xuất hợp tác đầu tư vào PVTEX, do thời hạn cũ đã hết từ ngày 31/7/2017 mà vẫn chưa được các cấp có thẩm quyền của Việt Nam phê duyệt.

Còn nhớ một năm trước đây, chính Bộ Công Thương từng yêu cầu PVN khẩn trương đàm phán với các đối tác Fortrec Chemicals để thống nhất phương án hợp tác và báo cáo Bộ Công thương kết quả.

Khi đó, Fortrec Chemicals đưa ra điều kiện nếu máy móc trơn tru, họ sẽ cung cấp nguyên liệu chạy thử và sản phẩm chỉ cần đạt đủ công suất, còn kỹ thuật sẽ căn chỉnh cho phù hợp. Fortrec Chemicals đồng ý ký hợp đồng với PVTex 2 năm, trong đó họ lo đầu ra sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm tại Việt Nam với giá cạnh tranh. Nhưng đến nay, PVN vẫn chưa trả lời do đề xuất trên của nhà đầu tư chưa được phê duyệt.

Chính vì sự chậm trễ đó, cơ hội đầu tư của Fortrec Chemicals đã trôi qua, và trong văn bản trả lời PVN tháng trước tập đoàn này cho biết do thời gian đợi các cấp có thẩm quyền của PVTex phên duyệt phương án quá lâu nên để triển khai hợp tác tiếp, Fortrec cần xin lại thủ tục phê duyệt phương án trước khi có trả lời chính thức.

Như vậy, cơ hội tìm kiếm nhà đầu tư nước ngoài cho PVTEX có thể nói đã giảm đi khá nhiều chỉ vì sự chậm trễ trong quá trình phê duyệt. Điều này buộc PVN lại phải làm việc với một đối tác của Ấn Độ là Reliance Industry về phương án hợp tác hỗ trợ PVTEX trong giai đoạn tới như cung cấp nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Xa hơn nữa PVN cũng có ý định mời Reliance mua cổ phần của PVTEX.

Rõ ràng, việc tìm kiếm nhà đầu tư cho các dự án này không hề đơn giản, nhưng khi có đối tác việc cần thiết là phải thúc đẩy nhanh quá trình đàm phán, giảm bớt các thủ tục phê duyệt để tránh tình trạng nhà đầu tư sẽ quay lưng.

http://enternews.vn/xu-ly-cac-du-an-nghin-ty-thua-lo-nha-dau-tu-ngoai-nan-long-vi-thu-tuc-116429.html

Các tin tức khác

>   Để vốn chảy vào doanh nghiệp xã hội (10/09/2017)

>   Kết quả thủ tục hành chính phải trả qua đường bưu điện (09/09/2017)

>   ‘Khai tử’ hóa đơn giấy, giới kinh doanh lo sốt vó (09/09/2017)

>   TPHCM sẽ có khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp (08/09/2017)

>   Nhập 100 'trâu cày Bitcoin' TQ nhưng bị mắc kẹt (08/09/2017)

>   Bị chấm dứt hoạt động nếu không tham gia khảo sát? (07/09/2017)

>   Các dự án ethanol thua lỗ bắt đầu có lối ra (07/09/2017)

>   Ông Nguyễn Đức Kiên: BOT có sai sót nhưng “không tù mù” (07/09/2017)

>   Vụ VN Pharma: Thủ tướng chính thức yêu cầu thanh tra (07/09/2017)

>   Sau “cuộc chiến” giá than, TKV và EVN đã chốt được giá (07/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật