Để vốn chảy vào doanh nghiệp xã hội
Nguồn viện trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp xã hội ngày càng eo hẹp và không bền vững, do đó, để gọi được vốn đầu tư, doanh nghiệp cần phải xác định lại mình đang ở đâu, quy mô vay vốn và khả năng trả nợ ra sao...
Hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại Công ty Phát triển vì cộng đồng cao nguyên Hà Giang Ảnh: Đỗ Quỳnh
|
Đói vốn
Hơn 14 năm là cô giáo mầm non và là công chức nhà nước, nhưng chị Đỗ Thị Quỳnh đã bỏ việc để đi làm tình nguyện viên không lương cho một tổ chức phi chính phủ ở Hà Giang. Tại đây, chị học hỏi được mô hình hỗ trợ cộng đồng, học tiếng Anh và ước mơ mở doanh nghiệp xã hội, giúp đỡ cộng đồng người dân Hà Giang của chị khi Luật Doanh nghiệp 2014 công nhận loại hình doanh nghiệp xã hội.
Nay, chị Quỳnh đã là Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc Công ty Phát triển vì cộng đồng cao nguyên Hà Giang. Hà Giang là một trong những tỉnh nghèo nhất nước, tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao, chị Quỳnh thành lập doanh nghiệp với mong muốn xây dựng năng lực cho nhóm thanh niên và phụ nữ yếu thế; tạo sinh kế bền vững cho phụ nữ nghèo; chăm sóc y tế cho bà con thông qua liên kết với các tổ chức quốc tế...
Hiện nay nguồn thu của công ty chủ yếu đến từ du lịch cộng đồng và bán những sản phẩm nông sản sạch của Hà Giang như trà, quế, thảo quả, mật ong... Tuy nhiên, các sản phẩm nông sản sạch này vẫn khó tìm đến khách hàng do xa xôi, đường sá khó khăn, chi phí vận chuyển lớn nên giá thành cao.
Cũng giống chị Quỳnh, chị Vi Thị Thuận là một gương mặt phụ nữ tiêu biểu tại Hòa Bình. Chị là người sáng lập và là Giám đốc cơ sở bảo trợ xã hội Thuận Hòa tại bản Lác, thị trấn Mai Châu, tỉnh Hòa Bình đã hơn 10 năm nay. Đây là cơ sở dạy nghề và tạo việc làm cho phụ nữ khuyết tật để sản xuất hàng dệt thổ cẩm, một nghề thủ công mỹ nghệ truyền thống của Hòa Bình đang bị mai một. Nguồn thu chính của Thuận Hòa đến từ xuất khẩu sản phẩm thổ cẩm cho khách hàng quốc tế. Bên cạnh đó, do may mắn nằm ở vùng đất du lịch, cơ sở Thuận Hòa có nguồn thu từ việc dạy nghề và bán sản phẩm cho du khách tới tham quan.
Ban đầu khi mới thành lập cơ sở, chị Thuận bị khó khăn bủa vây, từ việc tìm đầu vào, đầu ra cho sản phẩm, đến lo tiền lương cho lao động. Chị tâm sự: “Họ đến với mình với mong muốn cuối tháng có được đồng lương trang trải chi phí gia đình, nên dù phải vay mượn khắp nơi, tôi cũng phải cố...”. Hiện nay, cơ sở Thuận Hòa có khoảng 40 phụ nữ khuyết tật làm việc với thu nhập từ 2,5-4 triệu đồng/tháng.
Cả chị Quỳnh và chị Thuận đều thừa nhận việc gọi vốn cho những doanh nghiệp xã hội là vô cùng khó khăn vì địa bàn xa xôi, sản phẩm mang tính thủ công, chi phí sản xuất lớn, nhóm khách hàng nhỏ, nên không hấp dẫn các quỹ đầu tư. Còn với viện trợ không hoàn lại (grant), các khoản này ngày càng ít, nếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn như vậy thì không bền vững, hết tiền là dự án cũng phải đóng cửa.
... đọc tiếp tại đây
|