Thứ Ba, 19/09/2017 09:41

Thị phần ngành kem 2017: Cục diện thay đổi như thế nào?

Theo báo cáo của Euromonitor, ước tính đến năm 2017 thị phần ngành kem tại Việt Nam đứng đầu là CTCP Tập đoàn KIDO (HOSE: KDC) với 40.2%. Nhìn chung, ngành kem và thực phẩm tráng miệng làm từ sữa tăng trưởng 15% về giá trị bán lẻ trong năm 2017 lên 3,033 tỷ đồng.

Theo ước tính của Euromonitor, ngành kem và thực phẩm tráng miệng làm từ sữa tăng trưởng 7% về sản lượng bán lẻ và 15% về giá trị bán lẻ trong năm 2017; đạt 26,600 tấn và 3,033 tỷ đồng. Như vậy, xét về giá trị bán lẻ ngành này đã tăng gấp đôi so với năm 2012.

Trong đó, các sản phẩm trong ngành kem có bao bì đa dạng về chủng loại đạt mức tăng trưởng giá trị bán lẻ cao nhất 19% năm 2017 nhờ vào sự xuất hiện từ các tầng lớp bình dân và những nỗ lực nhằm gia tăng mức độ tiếp cận sản phẩm đến người tiêu dùng bởi những doanh nghiệp lớn.

Doanh số bán kem và món tráng miệng đông lạnh giai đoạn 2012-2017

Theo đánh giá của Euromonitor, trong năm 2017, ngành kem và thực phẩm tráng miệng làm từ sữa đạt mức tăng trưởng về giá trị bán lẻ 15%, cao hơn 1% so với năm 2016, tăng trưởng này có được là do thu nhập người dân tăng, chất lượng cuộc sống người dân ngày càng cao và sử dụng các sản phẩm cao cấp hơn. Xu hướng cao cấp hóa đã tác động tích cực đến sự tăng trưởng ngành kem, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Tp.HCM và Hà Nội. Người tiêu dùng, đặc biệt giới trẻ, ngày càng quen thuộc với các thương hiệu cao cấp như Baskin-Robbins. Hơn nữa, thương hiệu mới từ Vietnam Dairy Products (Vinamilk) – Twin Cows cũng nhắm đến tầng lớp thượng lưu, trong khi thương hiệu hiện tại đang hướng vào phân khúc trung cấp.

Giá bán bình quân của sản phẩm kem và thực phẩm tráng miệng làm từ sữa tiếp tục tăng trong giai đoạn 2016 và 2017 do tình hình lạm phát, chi phí đầu vào cho sản xuất tăng như nhân công và sự trượt giá của tiền đồng cũng như xu hướng cao cấp hóa sản phẩm đang tăng lên.

CTCP Thực phẩm Đông lạnh KIDO (vốn điều lệ 560 tỷ đồng) – công ty con của KDC vừa được VSD cấp mã chứng khoán KDF vào ngày 15/09/2017 và dự kiến sẽ lên giao dịch tại sàn UPCoM vào cuối tháng 09/2017.

Về thị phần, nhờ vào sự phát triển của Tập đoàn KIDO cùng với các doanh nghiệp lớn khác như CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, HOSE: VNM), các doanh nghiệp nội địa tiếp tục dẫn đầu ngành kem và thực phẩm đông lạnh trong năm 2017.

Trong đó, Tập đoàn KIDO tiếp tục dẫn đầu ngành kem và thực phẩm tráng miệng làm từ sữa, với thị phần 40%. Tiếp đó là Vinamilk với thị phần 9.1% và Unilever Vietnam 8.4%. Một số thương hiệu khác vẫn giữ thị phần dưới mức 5% như Fanny Vietnam 4.8%, Tràng Tiền 4.5%, Thủy Tạ 1.5% hay Bạch Đằng 1.4%...

Thị phần ngành kem và món tráng miệng đông lạnh

Tuy nhiên, sự cạnh tranh từ các thương hiệu kem nước ngoài như Cornetto, Paddle Pop, Haagen-Dazs và New Zealand Natural bắt đầu gia tăng đáng kể, đặc biệt ở các thành phố lớn như Tp.HCM, nơi mà người tiêu dùng đang ưa chuộng những sản phẩm ở phân khúc cao cấp có chất lượng cao.

Dự báo ngành kem và món tráng miệng đông lạnh

Theo dự báo của Euromonitor, ngành kem và thực phẩm tráng miệng từ sữa sẽ đạt được tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm ở mức 7% năm 2017, dự kiến đạt khoảng 4,191 tỷ đồng trong năm 2022. Ngành kem đã có mức độ “chín” và cạnh tranh khốc liệt hơn. Tại Việt Nam, thị trường mở cửa, thuế nhập khẩu được dự báo sẽ giảm trong tương lai và sự cạnh tranh trong ngành ngày càng trở nên khốc liệt khi các thương hiệu nước ngoài tham gia ngày càng nhiều vào thị trường. Do đó, đơn giá bình quân được dự báo sẽ dần giảm để duy trì mức độ cạnh tranh.

Các sản phẩm mới của Nestlé và Vinamilk được dự báo sẽ có những tác động lớn hơn trong ngành cũng như sẽ có những thay đổi vị thế về mặt thương hiệu do cả hai công ty đều sở hữu thương hiệu tốt và mạng lưới phân phối rộng khắp toàn quốc.

Bên cạnh đó, so với ngành thực phẩm đóng gói khác, dự báo về tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm 7% là một con số khá cao được củng cố bởi thu nhập của người dân tăng, tốc độ phục hồi của nền kinh tế cũng như mức tăng trưởng của các dòng sản phẩm cao cấp./.

Các tin tức khác

>   Giá thép tăng cao kỷ lục (19/09/2017)

>   Phê duyệt lại trữ lượng mỏ sẽ gây nhiều tranh cãi (19/09/2017)

>   Đề nghị thi hành kỷ luật Chủ tịch Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (18/09/2017)

>   "Vi phạm của Bí thư và Chủ tịch Đà Nẵng là nghiêm trọng, đến mức phải thi hành kỷ luật" (18/09/2017)

>   “Cơn bão” CMCN 4.0 chưa chạm đến ngành dệt may Việt Nam (18/09/2017)

>   Ưu đãi Samsung tỉ đô nhưng thu thuế bà bún bò có công bằng? (18/09/2017)

>   Lọc dầu Dung Quất chồng chất khó khăn (18/09/2017)

>   Chuyển giao công nghệ sau 30 năm thu hút đầu tư FDI (17/09/2017)

>   Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh​ (17/09/2017)

>   Người Việt chi 6,57 tỷ USD mua hàng Thái, Bộ trưởng sốt ruột! (16/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật