Chủ Nhật, 17/09/2017 10:20

Chuyển giao công nghệ sau 30 năm thu hút đầu tư FDI

Một trong những mục đích của thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chính là kỳ vọng được chuyển giao về công nghệ.

 

Việc chuyển giao công nghệ của các doanh nghiệp FDI những năm qua không như mong muốn về cả số lượng lẫn chất lượng. Trong ảnh: Sản xuất tại khu công nghệ cao Thăng Long, Hà Nội. Ảnh: Kỳ Anh

Trên phương diện một nước đang phát triển, việc nhận chuyển giao công nghệ mang ý nghĩa đặc biệt quan trọng và sẽ góp phần phát triển về nội lực quốc gia, giúp nhanh chóng rút ngắn khoảng cách với các nước phát triển so với việc tự nghiên cứu, thử nghiệm. Chuyển giao công nghệ cũng gần như là mục tiêu hàng đầu của các nước đang phát triển mỗi khi tìm kiếm đối tác nước ngoài. Tuy nhiên thực tế 30 năm qua (kể từ khi dòng vốn FDI chính thức đầu tiên vào Việt Nam), chúng ta đã đi được đến đâu trong hành trình vạn dặm đó?

30 năm thu hút FDI, 30 năm chuyển giao công nghệ?

Kể từ khi Luật Đầu tư nước ngoài được thông qua vào tháng 12-1987, tính đến nay Việt Nam có tỷ lệ tổng vốn đầu tư trực tiếp trên tổng vốn đầu tư toàn xã hội lên đến 22-25% theo từng năm. Đây là một tỷ lệ tương đối cao và đi kèm với đó là kỳ vọng luồng sinh khí công nghệ mới sẽ theo nguồn vốn này chảy vào Việt Nam, giúp phát triển mặt bằng công nghệ Việt Nam.

Tuy nhiên, theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (2016), hiệu quả chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI của Việt Nam thấp ở mức đáng ngạc nhiên và có xu hướng ngày càng bị đẩy ra xa so với các quốc gia trong khu vực. Cụ thể, năm 2009, Việt Nam đứng ở vị trí thứ 57 trên toàn cầu về tiêu chí này; nhưng đến năm 2014, Việt Nam đã tụt xuống ở vị trí thứ 103, giảm 46 bậc sau năm năm, thấp hơn nhiều so với vị trí các nước khu vực như Malaysia xếp thứ 13, Thái Lan thứ  36, Indonesia thứ 39, Campuchia thứ 44.

Nếu xét các chỉ số gián tiếp khác, kết quả cũng không mấy lạc quan.

Theo đánh giá của Diễn đàn kinh tế thế giới (2016), hiệu quả chuyển giao công nghệ từ doanh nghiệp FDI của Việt Nam thấp ở mức đáng ngạc nhiên và có xu hướng ngày càng bị đẩy ra xa so với các quốc gia trong khu vực.
 
 
 
 
 
 
 
 

Theo số liệu năm 2015, năm ngành đóng góp tới 49% giá trị gia tăng của toàn ngành công nghiệp lại bao gồm ba ngành công nghệ thấp là công nghiệp chế biến, may mặc, giày da và hai ngành công nghệ trung bình là ngành khai khoáng, ngành thép.

Ngành công nghệ cao duy nhất tăng nhanh, đóng góp về giá trị gia tăng 12,2% là ngành điện tử, máy tính và sản phẩm quang học. Tuy mang tiếng là ngành công nghệ cao, thực tế, các công đoạn được thực hiện ở Việt Nam chỉ là lắp ráp, mang tính thủ công và chưa hề có yếu tố công nghệ cao.

Kết quả cũng thể hiện ở tốc độ tăng năng suất lao động của ngành công nghiệp Việt Nam: chỉ đạt khoảng 2,4%/năm (giai đoạn 2006-2015), tăng chậm hơn tốc độ tăng bình quân của nền kinh tế khoảng 3,9%.

Nếu so sánh chi tiết hơn nữa về số hợp đồng chuyển giao công nghệ với số dự án FDI thì gần 14.000 dự án FDI mới có khoảng 600 hợp đồng chuyển giao công nghệ (chiếm tỷ lệ 4,28%).

Phép so sánh tiếp theo là về chất lượng của các công nghệ được chuyển giao. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hơn 80% doanh nghiệp FDI sử dụng công nghệ trung bình của thế giới, 14% ở mức thấp và lạc hậu, chỉ có 5-6% sử dụng công nghệ cao.

... đọc tiếp tại đây

Các tin tức khác

>   Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang thị trường Hoa Kỳ giảm mạnh​ (17/09/2017)

>   Người Việt chi 6,57 tỷ USD mua hàng Thái, Bộ trưởng sốt ruột! (16/09/2017)

>   Bộ Công Thương: Sẽ cắt giảm khoảng 600 điều kiện kinh doanh (15/09/2017)

>   FTA và thế cờ mới của Việt Nam (15/09/2017)

>   Báo cáo Thủ tướng tình hình xử lý 12 dự án thua lỗ, yếu kém trước 30/09 (15/09/2017)

>   Khe cửa hẹp cuối cùng cho “công nghiệp” ô tô (15/09/2017)

>   DOC đã có kết luận sơ bộ rà soát thuế chống phá giá với cá tra Việt Nam (14/09/2017)

>   Thị trường xe ô tô tháng 8 phục hồi nhẹ (14/09/2017)

>   Mỹ tăng mạnh thuế chống bán phá giá đối với cá phi lê đông lạnh của Việt Nam (14/09/2017)

>   Bộ Công Thương lên tiếng về xử lý về sai phạm tại Vinachem (14/09/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật