Chứng khoán Tuần 18-22/09: Rung lắc mạnh khi tiệm cận mốc 810 điểm
Trạng thái giằng co chiếm ưu thế mạnh trên thị trường trong tuần qua. Sự phân hóa của nhóm cổ phiếu Large Cap là nguyên nhân chính tác động lên đà tăng/ giảm của các chỉ số. Trước sức ép gia tăng, sức nóng của dòng tiền đầu cơ trên thị trường cũng hạ nhiệt đáng kể về cuối tuần.
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM TUẦN 18-22/09/2017
Giao dịch: Các chỉ số thị trường đồng loạt tăng điểm trong tuần qua. Cụ thể, VN-Index kết thúc tuần tăng 0.16% đứng tại 807.13 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 1.94% đang dừng ở 106.52 điểm.
Thanh khoản trên cả hai sàn đồng loạt tăng trưởng. Theo đó, khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 149.3 triệu đơn vị/phiên, tăng trưởng 7.56% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 64.7 triệu cổ phiếu/phiên, tăng trưởng 44.14%.
Diễn biến giằng co chiếm ưu thế mạnh trên thị trường trong tuần qua. Dù thị trường đã bước qua kỳ review của các quỹ ETFs nhưng tâm lý thận trọng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao. Hoạt động chốt lời không ngừng diễn ra qua các phiên khiến VN-Index thất bại trong nỗ lực chinh phục mốc 810 điểm.
Nhóm cổ phiếu Large Cap trở thành tâm điểm của thị trường khi chi phối mạnh xu hướng tăng/ giảm của các chỉ số. Ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu này lên thị trường là rất khó dự đoán khi giao dịch phân hóa và hoạt động đổi trụ liên tục diễn ra qua các phiên. Dù giao dịch đã không còn sôi động, khả năng đánh thốc chỉ số không còn đủ lớn như các tuần giao dịch trước nhưng Large Cap giữ phần quan trọng trong vai trò giảm thiểu áp lực điều chỉnh lên điểm số thị trường.
Nhóm Bluechip VN30 mang lại nhiều thất vọng nhất trong tuần qua. Kỳ vọng ở nhóm cổ phiếu này đã gia tăng khi Bluechips thường là nhóm đón đầu sớm nhất làn sóng đầu cơ KQKD quý 3/2017 trên thị trường. Tuy vậy, sự suy yếu của dòng tiền khiến trạng thái giằng co đi ngang chiếm ưu thế trên phần lớn cổ phiếu. Bên cạnh đó, nguyên nhân cho sự suy yếu của nhóm cổ phiếu này còn đến từ sự gia tăng của áp lực bán khi VN30-Index tiến vào vùng 795-800 điểm.
Trước diễn biến không khả quan của các cổ phiếu dẫn dắt, sức nóng của dòng tiền đầu cơ cũng hạ nhiệt nhanh ở các nhóm Mid Cap và Small Cap. Dù vậy vẫn xuất hiện nhiều cổ phiếu như HU1, BMP, C47, DXG, VHC, VNG, HTI, KLF… được dòng tiền đầu cơ hướng đến và giúp thị trường không quá tiêu cực.
Điểm tiêu cực nhất trong tuần qua, đó việc khối ngoại tiếp tục rút ròng dù thị trường đã kết thúc kỳ review danh mục của các quỹ ETFs. Với lực bán tập trung ở Large Cap, thì giao dịch của khối ngoại đã tạo sức ép tiêu cực khá lớn lên thị trường..
Nhà đầu tư nước ngoài: bán ròng hơn 41.5 tỷ đồng trên cả hai sàn. Trong đó, họ bán ròng trên HOSE với gần 40.5 tỷ đồng và bán ròng trên HNX với chỉ gần 1 tỷ đồng.
Cổ phiếu đáng chú ý: Các cổ phiếu tăng giá mạnh đáng chú ý trên sàn HOSE là HU1 tăng 30.81%, HAR tăng 17.52%, BHN tăng 13.29% và VNG tăng 11.65%.
HU1 tăng 30.81%. HU1 tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ sự sôi động của dòng tiền đầu cơ khi cổ phiếu này đã có chuỗi giảm giá mạnh trong tuần giao dịch trước. kỳ vọng của nhà đầu tư về KQKD quý 3. Cụ thể, ông Nguyễn Gia Bảo - Chủ tịch HĐQT của HAR đã chia sẻ quý 3/2017 sẽ là quý có kết quả kinh doanh tốt nhất trong lịch sử của công ty này.
HAR tăng 17.52%. HAR tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ việc Công ty này điều chỉnh gia tăng mạnh các con số doanh thu và lợi nhuận mục tiêu cho năm 2017. Cụ thể, doanh thu kế hoạch năm 2017 điều chỉnh tăng 25.6%. Bên cạnh đó, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế năm 2017 cũng được điều chỉnh tăng lần lượt 40% và 40.5%. Một thông tin khác cần lưu ý là ông Nguyễn Gia Bảo - Chủ tịch HĐQT của HAR cũng đã chia sẻ quý 3/2017 sẽ là quý có kết quả kinh doanh tốt nhất trong lịch sử của công ty này..
BHN tăng 13.29%. BHN tăng mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ (1) thông tin BHN sẽ hoàn tất đàm phán bán cổ phần cho đối tác chiến lược là hãng bia Carlsberg và (2) BHN cũng đã thống nhất phương án chi trả cổ tức năm 2016 với tỷ lệ chi trả 18% bằng tiền mặt. Thời gian chốt danh sách cổ đông là ngày 20/09 vừa qua.
VNG tăng 11.65%. VNG vẫn đang nối dài chuỗi tăng giá qua 4 tuần liên tiếp sau khi cổ phiếu này đã ghi nhận chuỗi sụt giảm mạnh trong thời gian dài trước đó. Bên cạnh đó, chuỗi tăng giá của VNG nhiều khả năng còn đến từ sự sôi động của dòng tiền đầu cơ đón đầu KQKD quý 3/2017 với những kỳ vọng khả quan ở cổ phiếu này.
Cổ phiếu giảm điểm mạnh đáng chú ý trên HOSE là SCD giảm 26.67% và MSN giảm 7.31%.
SCD giảm 26.67%. SCD giảm mạnh trong tuần qua nhiều khả năng đến từ việc Công ty này phải điều chỉnh lỗ sau thuế 6T/2017 hơn 3 tỷ đồng so với mức lợi nhuận sau thuế 3.8 tỷ đồng của báo cáo tự lập. Bên cạnh đó, kiểm toán còn lưu ý đến rủi ro lỗ tiềm tàng từ việc SCD không trích lập khoản dự phòng trợ cấp thôi việc cho nhân viên với giá trị hơn 9 tỷ đồng xuất phát từ sự khác biệt trong Thông tư số 180/2012/TT-BTC với Chuẩn mực Kế toán Việt Nam số 18.
MSN giảm 7.31%. MSN giảm mạnh trong tuần qua khi chưa đón nhận thêm thông tin mang tính ảnh hưởng mạnh liên quan đến hoạt động kinh doanh chính. Nhiều khả năng dòng tiền đầu cơ đã gia tăng chốt lời trong tuần qua sau khi MSN đã ghi nhận chuỗi bứt phá kéo dài đến hơn 2 tháng qua.
II. THỐNG KÊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TUẦN QUA
|