Thứ Năm, 10/08/2017 13:06

Tp.HCM sẽ tăng trưởng mạnh thứ 2 ở châu Á trong giai đoạn 2017-2021?

Top 30 thành phố của châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng trưởng bình quân 4.2% trong giai đoạn 2017-2021

Delhi của Ấn Độ sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất trong tất cả thành phố ở châu Á, với quy mô của nền kinh tế có khả năng tăng trưởng gần 50% so với thời điểm cuối năm 2016, Bloomberg cho hay.

Đáng chú ý, thành phố Hồ Chí Minh đứng ở vị trí thứ 2 khi xét về mức tăng trưởng trong giai đoạn năm 2017-2021.

Một nghiên cứu từ Oxford Economics cho thấy các thành phố của Ấn Độ được dự báo tăng trưởng mạnh nhất trong khu vực này, với tốc độ tăng trưởng kinh tế ngày càng cao trong giai đoạn 5 năm trước. Với việc các ngành dịch vụ tài chính và doanh nghiệp được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất ở Ấn Độ, ưu thế vượt trội của Delhi trong ngành này sẽ giúp thúc đẩy tăng trưởng và nâng cao thu nhập.

Mark Britton, Chuyên gia kinh tế chính của báo cáo này, cho hay: “Mức giới hạn sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài ở các công ty Ấn Độ đang dần được nới lỏng hoặc loại bỏ. Trong ngắn hạn, việc này sẽ có lợi cho mức tăng trưởng mạnh của lĩnh vực dịch vụ nghề nghiệp, khi nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm lời khuyên về các thỏa thuận tiềm năng. Còn về dài hạn, việc này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp có dòng thu nhập ổn định”.

Các công ty tiêu dùng như Muji của Nhật Bản cũng đang đặt cược vào sự thay đổi này. Công ty mẹ của Muji là Ryohin Keikaku nhận thấy rằng Ấn Độ sẽ trở thành thị trường quốc tế lớn thứ 2 của họ, chỉ xếp sau Trung Quốc. Và chi nhánh Amazon.com ở Ấn Độ cũng đang xin phép để đầu tư vào chuỗi cung ứng thực phẩm và tận dụng các động thái của Chính phủ để nới lỏng quy định đối với các nhà bán lẻ nước ngoài.

Trung Quốc có lẽ sẽ tăng trưởng chậm lại, mặc dù 5 thành phố lớn nhất của nước này được dự báo tăng trưởng 6% hoặc cao hơn. Khu vực châu Á sẽ có sự giảm tốc nhẹ khi nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng suy yếu. Tăng trưởng kinh tế ở châu Á-Thái Bình Dương được dự báo ở mức bình quân 4.2% trong giai đoạn 2017-2021, thấp hơn mức 4.5% trong năm 2012-2016.

Dẫu vậy, mức này vẫn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của các nước phát triển.

Starbucks lên kế hoạch gia tăng gần như gấp đôi số lượng cửa hàng ở Trung Quốc vào năm 2021, và McDonald’s dự kiến thêm mới 2,000 cửa hàng trong giai đoạn 2017-2021. Gần đây, cả 2 công ty trên thông báo họ đang mua lại các đối tác ở Trung Quốc và giành quyền kiểm soát hoạt động.

Tuy nhiên, vẫn có sự khác biệt đáng kể trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Các thành phố Nhật Bản nhiều khả năng sẽ đứng cuối bảng xếp hạng khi đối mặt với các thách thức về nhân khẩu học. Trong đó, Osaka đứng cuối bảng xếp hạng vì số lượng người trong độ tuổi lao động giảm gần 1% mỗi năm.

Thiên Tân được dự báo sẽ tăng trưởng nhanh nhất ở Trung Quốc nhờ sở hữu cơ sở sản xuất lớn và một trong những cảng biển đông đúc nhất của nước này. Tuy nhiên, khi lĩnh vực dịch vụ tăng trưởng mạnh thì các công ty sản xuất và vận chuyển có thể nhận được ít sự ủng hộ trong tương lai./.

Các tin tức khác

>   Thu hồi trên 4,200 xe Mitsubishi Outlander Sport và Mitsubishi Pajero Sport do lỗi kỹ thuật (10/08/2017)

>   Trung Quốc bất ngờ 'ăn' mạnh tôm Việt Nam (10/08/2017)

>   Rào cản cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao (10/08/2017)

>   Hà Nội cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp (09/08/2017)

>   Đề xuất thành lập quỹ phát triển mía đường (09/08/2017)

>   Ban Bí thư quyết định miễn nhiệm bà Hồ Thị Kim Thoa (08/08/2017)

>   'Thủ phủ' nuôi heo cả nước tạm dừng dự án chăn nuôi heo (08/08/2017)

>   Cơ hội để chọn nhà đầu tư BOT có năng lực (08/08/2017)

>   Giá phân bón rục rịch tăng (08/08/2017)

>   Một chiếc bánh sôcôla cõng 13 giấy phép (08/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật