Thứ Năm, 24/08/2017 18:23

Sẽ xử lý hình sự gian lận, rửa tiền bằng tiền ảo

Thủ tướng Chính phủ vừa ký Quyết định 1255 phê duyệt Đề án Hoàn thiện khung pháp lý để quản lý, xử lý đối với các loại tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo.

Mục tiêu xây dựng và thực hiện Đề án nhằm nghiên cứu, nhận diện đầy đủ, chính xác bản chất của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo theo kinh nghiệm nước ngoài và thực tiễn Việt Nam; mối quan hệ với tài sản thực, tiền thực; vai trò của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo và tác động của tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo tới pháp luật.

Bên cạnh đó nhằm rà soát, đánh giá thực trạng khung pháp lý về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo của Việt Nam; kinh nghiệm điều chỉnh của nước ngoài và tác động tới hệ thống pháp luật liên quan của Việt Nam nhằm nhận diện và xác định thái độ của cơ quan nhà nước đối với các vấn đề pháp lý liên quan; đề xuất các nhiệm vụ, công việc cụ thể và những định hướng để xây dựng, hoàn thiện pháp luật về tài sản ảo, tiền điện tử, tiền ảo nhằm đảm bảo tương ứng với các rủi ro liên quan để kiểm soát, giảm thiểu các rủi ro này nhưng không được ảnh hưởng đến sáng tạo và khởi nghiệp sáng tạo, đảm bảo tính linh hoạt để phù hợp với sự thay đổi trong sự phát triển không ngừng của công nghệ thông tin, thương mại điện tử.

Thủ tướng Chính phủ giao cho Bộ Tư pháp chủ trì rà soát toàn diện hệ thống pháp luật Việt Nam; khảo sát, tập hợp các vướng mắc, bất cập trong thực tiễn đối với các vấn đề liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm quốc tế tại một số nước (Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản...) về pháp luật và thực tiễn liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo; nhận diện, làm rõ vai trò của tài sản ảo, tiền ảo và đề xuất hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong các lĩnh vực này. Thời gian hoàn thành vào tháng 8/2018.

Bộ Tư pháp cũng sẽ nghiên cứu, lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài sản ảo, tiền ảo (hoàn thành vào tháng 12/2018); nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hành chính liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo (hoàn thành tháng 9/2019) và nghiên cứu, lập đề xuất sửa đổi, bổ sung các luật, pháp lệnh nhằm hoàn thiện khung pháp lý quản lý, xử lý tài sản ảo, tiền ảo (hoàn thành vào tháng 12/2020).

Thủ tướng Chính phủ cũng giao cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam rà soát, nghiên cứu và đề nghị sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về tiền điện tử; hoàn thành vào tháng 8/2018.

Bộ Tài chính sẽ chủ trì hoạt động nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung, ban hành mới văn bản quy phạm pháp luật về thuế đối với tài sản ảo, tiền ảo; hoàn thành trong tháng 6/2019. Còn Bộ Công an trong tháng 9/2019 phải hoàn thành nghiên cứu, đề xuất biện pháp phòng, chống, xử lý các vi phạm hình sự về gian lận, rửa tiền, tài trợ khủng bố và các tội phạm khác liên quan đến tài sản ảo, tiền ảo./.

Các tin tức khác

>   Vì sao hoãn xử vụ bầu Kiên kiện công ty cũ đòi 190 tỉ đồng? (24/08/2017)

>   Sửa đổi Thông tư 36: Sẽ làm rõ quy định về giới hạn cấp tín dụng để đầu tư, kinh doanh cổ phiếu (24/08/2017)

>   Sửa đổi Thông tư 36: NHTM sẽ không được đề cử người tham gia HĐQT tại TCTD mà NHTM đã mua cổ phiếu (24/08/2017)

>   Sửa đổi Thông tư 36: NHNN sẽ giãn lộ trình tỷ lệ tối đa nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn (24/08/2017)

>   Nhiều ngân hàng tăng giá USD (24/08/2017)

>   Sacombank: Niêm yết bổ sung 400 triệu cổ phiếu hoán đổi với SouthernBank (23/08/2017)

>   VPBank: 7 tháng lãi trước thuế 4,166 tỷ đồng, tín dụng tăng 13.9% (23/08/2017)

>   Tỷ giá USD vẫn yên ắng (23/08/2017)

>   Tỷ giá trung tâm giảm 2 đồng, các ngân hàng vẫn giữ nguyên giá USD (22/08/2017)

>   SCB được thành lập thêm 9 phòng giao dịch (21/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật