Thứ Ba, 01/08/2017 22:03

Giải ngân hơn 9.000 tỉ đồng cho đóng, nâng cấp tàu cá

Đến nay, các ngân hàng đã giải ngân được hơn 9.000 tỉ đồng cho việc đóng và nâng cấp đội tàu biển. Tuy nhiên, trong tổng số hơn 750 tàu đóng mới thì có có 40 tàu bị hư hỏng nặng.

Ngày 1-8, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã tổ chức hội nghị Tổng kết thực hiện Nghị định số 67/2014/NĐ-CP ngày 7-7-2014 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản. Trong đó, nội dung quan trọng là giúp ngư dân nâng cấp, đóng mới tàu cá để vươn khơi bám biển.

Theo báo cáo của các địa phương đến 31-7-2017 đã có 761 tàu cá đóng mới đi vào hoạt động, trong đó có 301 tàu vỏ thép, 53 tàu composite, 407 tàu vỏ gỗ đóng mới.

Về giải ngân nguồn vốn vay đóng mới, nâng cấp tàu, các ngân hàng thương mại đã ký hợp đồng tín dụng để đóng mới, nâng cấp với số tiền cam kết cho vay là 9.931 tỉ đồng; giải ngân được 9.012 tỉ đồng, dư nợ đạt 8.838 tỉ đồng, tăng 15,2% so với 31-12-2016.

Ông Vũ Văn Tám, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản cho biết, sau gần 3 năm triển khai thực hiện, Nghị định 67/2014/NĐ-CP dù mang nhiều ý nghĩa kinh tế và chính trị, giúp thúc đẩy kinh tế biển và ngư dân vươn khơi bám biển nhưng nghị định còn bộc lộ nhiều hạn chế.

Một số tàu vỏ thép của ngư dân Bình Định, Quảng Nam, Thanh Hóa, Ninh Thuận bị rỉ sét nặng phần vỏ, máy tàu bị hư hỏng, trang thiết bị khai thác, hàng hải như máy dò, hầm bảo quản, bóng đèn hoạt động kém... gây thiệt hại cho ngư dân và ảnh hưởng lớn đến chính sách của Nhà nước.

Cụ thể có 40 tàu cá vỏ thép đóng mới theo Nghị định 67 của ngư dân tỉnh Bình Định (19 tàu) và Phú Yên (2 tàu), Thanh Hóa (18), Quảng Nam (1) bị hư hỏng, rỉ sét phần vỏ tàu, mặt boong, cabin, van ống; máy chính, máy phát điện, trang thiết bị và hầm bảo quản.

Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho hay, hạn chế lớn nhất trong quá trình triển khai Nghị định 67 chính là việc một số tàu vỏ thép tại Bình Định và một số tỉnh Nam Trung bộ bị hư hỏng do chất lượng kém.

Phó thủ tướng cho rằng, có nhiều nguyên nhân chủ quan dẫn đến tình trạng này như công tác kiểm soát chất lượng tàu cá còn nhiều hạn chế, từ khâu tư vấn thiết kế đến tổ chức thực hiện; công tác giám sát thẩm định còn thiếu chặt chẽ trong tất cả các khâu; công tác đăng kiểm còn bị buông lỏng. Trách nhiệm chính ở đây phải thuộc về các doanh nghiệp đóng tàu.

“Tàu cá chất lượng hay không là do người đóng tàu, và vai trò của cơ quan kiểm tra, giám sát, đăng kiểm. Người dân không thể biết, giám sát chất lượng tàu cá. Do đó, khi xảy ra sự cố, cơ sở đóng tàu phải chịu trách nhiệm”, Phó thủ tướng khẳng định.

Trong thời gian tới, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng nhiệm vụ cấp bách là sớm khắc phục sự cố tàu vỏ thép. “Không thể người dân bỏ tiền ra mà phải mua tàu không an toàn, kém chất lượng”, Phó thủ tướng nói và chỉ đạo: “Phải tăng vai trò giám sát của người dân, chủ tàu cá trong quá trình đóng mới, bảo dưỡng, nâng cấp tàu cá”.

Cùng với đó, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu phải điều tra, xử lý nghiêm sai phạm của các tổ chức, cá nhân trong việc đóng mới, cải tạo tàu cá; chấn chỉnh công tác đăng kiểm.

Trong thời gian tới, Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng yêu cầu Văn phòng Chính phủ tổ chức lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương về Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định 67 theo tờ trình của Bộ NN&PTNT để sớm hoàn thiện và ban hành trong quí 4-2017.

... đọc tiếp tại đây

Các tin tức khác

>   9 doanh nghiệp được miễn trừ áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu nhập vào Việt Nam (01/08/2017)

>   TPHCM: Kiến nghị đầu tư Nhà máy xử lý nước thải rạch Suối Nhum (01/08/2017)

>   Giá giảm, người Việt vẫn thờ ơ ô tô ngoại nhập (01/08/2017)

>   Tổng Bí thư chỉ đạo làm rõ 9 dự án thua lỗ lớn (01/08/2017)

>   Bộ Công Thương không đồng tình đề xuất dừng mỏ Thạch Khê (01/08/2017)

>   Doanh nghiệp thực phẩm vào tầm ngắm nhà đầu tư ngoại (01/08/2017)

>   Thành lập Khu kinh tế Thái Bình (31/07/2017)

>   Nhà nước vẫn nợ xây dựng cơ bản tràn lan (31/07/2017)

>   Muốn bán hàng giá rẻ cũng không được (31/07/2017)

>   Hôm nay, doanh nghiệp tư nhân đối thoại với Chính phủ (31/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật