Thứ Sáu, 04/08/2017 16:56

Bộ Thương mại Hoa Kỳ tăng thuế chống bán phá giá đối với đợt rà soát hành chính lần 9 của tôm Việt Nam

Các nhà sản xuất tôm nội địa Hoa Kỳ đã giành được một chiến thắng gần đây khi Tòa Phúc thẩm liên bang ủng hộ quyết định của Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thay đổi cách tính thuế với tôm nhập khẩu từ Việt Nam.

Theo đó, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã điều chỉnh mức thuế đối với tôm Việt Nam. Do Việt Nam chưa được Hoa Kỳ công nhận nền kinh tế thị trường nên Hoa Kỳ phải sử dụng một nước thay thế có nền kinh tế tương tự để tính toán.

Trong những năm trước, DOC đã sử dụng Bangladesh làm nước thay thế. Tuy nhiên, trong năm nay, một nhóm chủ tàu và nhà chế biến Hoa Kỳ đã khiếu kiện, viện dẫn các quyết định của chính phủ liên bang là không sử dụng Bangladesh vì lạm dụng lao động. Ủy ban đặc biệt về Hành động Thương mại Tôm (Ủy ban tôm) đã khởi kiện và Tòa đã ra lệnh thẩm định lại quyết định của DOC.

Sau khi xem xét lại, Bộ Thương mại đã chọn cách đánh giá tôm của Việt Nam dựa trên số liệu lương từ Ấn Độ và lưu ý rằng nước đông dân thứ hai trên thế giới này không bị ghi nhận về tình trạng lạm dụng lao động trong ngành tôm như Bangladesh.

Quyết định này có nghĩa là các nhà nhập khẩu được lựa chọn phải chịu mức thuế chống bán phá giá tôm nhập khẩu cao hơn trong khoảng thời gian 12 tháng bắt đầu từ tháng 2 năm 2013 (đợt rà soát hành chính lần thứ 9). Mức thuế đã tăng từ 1,16% lên 1,42% do Tòa yêu cầu xác định lại mức thuế.

Các công ty nhập khẩu sản phẩm tôm vào Hoa Kỳ phải nộp tiền đặt cọc, từ đó chính phủ trừ tiền thuế. DOC tiến hành các cuộc rà soát hành chính như trên theo định kỳ để cập nhật và tính toán lại các mức thuế. Cuộc rà soát tiếp theo dự kiến sẽ hoàn thành trong năm tới. Theo ông Nathan Rickard - luật sư đại diện cho Ủy ban Tôm Ủy ban này sẽ thúc giục DOC từ chối chọn Bangladesh làm nước so sánh đối với các đợt rà soát trong tương lai.

Xuất khẩu tôm là một phần quan trọng của nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam, doanh thu từ xuất khẩu tôm của Việt Nam là 1,56 tỷ USD trong nửa đầu năm 2017, tăng gần 16% so với năm ngoái.

Hoa Kỳ đã từng là thị trường xuất khẩu hàng đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam, tuy nhiên, VASEP lưu ý rằng hiện nay Nhật Bản mới là nhà nhập khẩu hàng đầu.

http://www.vca.gov.vn/NewsDetail.aspx?ID=3690&CateID=523

Các tin tức khác

>   Lượng FDI giải ngân của Việt Nam sẽ vượt mức 16 tỷ USD trong năm 2017? (04/08/2017)

>   Thủ tướng sốt ruột với hơn 5.000 'giấy phép con' (04/08/2017)

>   Xuất khẩu thuỷ sản hướng tới mục tiêu 8 tỷ USD (04/08/2017)

>   Giải pháp chủ yếu đẩy nhanh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công (04/08/2017)

>   “Thứ trưởng Thoa không được phép nghỉ việc” (03/08/2017)

>   Câu chuyện Đô la Mỹ “thừa” trong dân và nhà ở nước ngoài: Có chung lời giải (03/08/2017)

>   ‘Siết’ kinh doanh hàng không vì hạ tầng chưa cho phép (03/08/2017)

>   Bà Hồ Thị Kim Thoa đã “thổi” 4.700 mét vuông đất “bay” vào túi ai? (03/08/2017)

>   Những dự án thua lỗ nghìn tỉ tại Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (03/08/2017)

>   Bộ Tài chính sẽ kiểm tra đột xuất các tổ chức, dự án có vốn nước ngoài (03/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật