Thứ Năm, 10/08/2017 14:00

10 năm sau khủng hoảng tài chính, những vấn đề tồn đọng vẫn... còn nguyên?

Cách đây 10 năm, cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu bằng một “hồi chuông cảnh báo” nhỏ ở Pháp. Ngân hàng địa phương BNP Paribas thông báo họ đang đóng băng tài sản của 3 quỹ đầu cơ có rủi ro cao với thị trường nợ vay mua nhà dưới chuẩn của Mỹ. Hơn 1 năm sau, sau khi khách hàng của ngân hàng Northern Rock đổ xô đi rút tiền và cuộc giải cứu Bear Stearns ở Mỹ xảy ra, cơn “động đất” toàn diện đã đến khi Lehman Brothers, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Phố Wall, bị sụp đổ, The Guardian đưa tin.

 

Chúng ta đã sớm phát hiện ra những nỗi sợ bên trong hệ thống tài chính. Các ngân hàng đã chấp nhận những rủi ro mà họ không hiểu và gọi quá trình đó là “đổi mới”. Các cơ quan xếp hạng tín dụng đã ngủ quên. Các nhà điều hành yếu kém hoặc thiếu năng lực, được khuyến khích bởi giới chính trị gia, đã lười nhác. Ở Anh, Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) được quốc hữu hóa phần lớn và ngân hàng HBOS èo uột bị giao vào tay Lloyds TSB sau một cuộc giải cứu của Chính phủ.

Một thập kỷ sau khởi đầu của tấn bi kịch đó là thời điểm tốt để tự suy ngẫm liệu hệ thống tài chính, và thế giới, đã thực sự an toàn chưa. Hiện tại, có tin tốt lành nhưng cũng không thiếu những tín hiệu đáng lo ngại phía trước

Điều khuyến khích là thế giới ngân hàng đã được “thay da đổi thịt” từ hệ thống thiếu vốn, nợ quá nhiều và không được giám sát đầy đủ của năm 2007. Tháng 6 năm nay, Mark Carney, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh, đã có thể báo cáo rằng những thua lỗ từng “quét sạch” toàn bộ vốn nền của hệ thống ngân hàng hồi năm 2006 giờ đây có thể được xử lý hoàn toàn chỉ bằng những phần vốn dự trữ chống rủi ro. Tuy nhiên, trong tinh thần thận trọng mới, ông vẫn đòi hỏi nhiều hơn để đương đầu với những rủi ro tín dụng đang tăng lên.

Nhà điều hành giờ đây buộc phải dựa trên sự phán xét của họ, thay vì là dựa vào những mô hình cứng nhắc, trong việc hình thành quan điểm về nhu cầu vốn của các ngân hàng. Họ đã cố gắng truyền tải một văn hóa trách nhiệm cá nhân vào những người đứng đầu các công ty tài chính. Hiện nay, có mức độ hợp tác quốc tế cao hơn kể từ khi Hội đồng Bình ổn Tài chính (FSB) được thành lập hồi năm 2009. Tính minh bạch cũng đã được cải thiện. Ngày càng nhiều giao dịch tài chính phải được sự cho phép từ những đối tác quan trọng nhất.

Dĩ nhiên, hệ thống mới này chưa được kiểm nghiệm qua cuộc khủng hoảng nào. Liệu giới điều hành sẽ thật sự tin tưởng các cơ chế “giải quyết” của riêng họ nếu một ngân hàng lớn khác gặp nguy hiểm, hay sẽ lại buộc phải nhờ đến ngân sách Chính phủ? Không thể biết được điều này cho tới khi cuộc khủng hoảng xảy ra, nhưng vị thế của người đóng thuế trông có vẻ được cải thiện rất lớn từ năm 2007-2009. Đó là tin mừng.

Tin buồn là, khi chúng ta nhìn kỹ lại, một vài nguyên nhân sâu xa hơn của cuộc khủng hoảng trông có vẻ khó thay đổi như từ trước đến giờ. Trong phản ứng đầu tiên của họ với một cuộc khủng hoảng xuất phát từ nợ, các nhà điều hành đã theo đuổi những gì mà Lord King, người tiền nhiệm của Carney, gọi là “mâu thuẫn chính sách” – họ giảm mạnh lãi suất để khuyến khích tiêu xài và để ngăn suy thoái biến thành tình trạng đình trệ. Tuy nhiên, phương thuốc đó được cho là chỉ dành cho trường hợp khẩn cấp ngắn hạn.

Gần một thập kỷ sau, lãi suất của Anh hiện ở mức 0.25%, và Mỹ là 1-1.25%, nhưng nợ đã không được loại bỏ hết. Ở Anh, lãi suất tiết kiệm của hộ gia đình đã giảm mạnh. Khoản tiền được dành ra để tiết kiệm giờ đây đã giảm xuống chỉ còn 1.7% trong thu nhập khả dụng của họ, mức thấp nhất ghi nhận được. Điều đó có thể giải thích vì sao các đồng nghiệp của Carney đang cảnh báo về một "vòng xoáy tự mãn" có thể xảy ra trong việc cho vay. Khoản cho vay lãi suất thấp đã trở thành điều bình thường, nhưng tăng trưởng quá yếu và do đó, sẽ rất mạo hiểm nếu quay bình thường hóa chính sách một cách nhanh chóng. Những thành phần đó hiện đã tạo điều kiện cho một vụ bong bóng tín dụng nữa.

Hoặc có lẽ cuộc khủng hoảng tiếp theo có thể đến từ một nơi nào đó khác – như Trung Quốc giờ đây phải đương đầu với mức nợ trong nước khổng lồ của họ. Một cuộc suy thoái toàn cầu xuất phát từ Trung Quốc sẽ là một hiện tượng mới cho thế giới. Cơ hội để cắt giảm lãi suất của những người đứng đầu các ngân hàng trung ương là gần như không còn. Một thập kỷ đã trôi qua kể từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu, việc củng cố lại các ngân hàng trông có vẻ là phần dễ dàng hơn trong toàn bộ phần việc cần phải làm với ngành này. Làm thế nào để thay thế nợ bằng một động cơ tăng trưởng tốt hơn vẫn là thách thức không được giải quyết. Khó mà lạc quan được./.

Các tin tức khác

>   Vàng thế giới chứng kiến phiên tăng mạnh nhất trong gần 3 tháng (10/08/2017)

>   Dầu khởi sắc khi dự trữ tại Mỹ sụt giảm (10/08/2017)

>   Nhà đầu tư đổ xô vào các kênh trú ẩn an toàn khi căng thẳng giữa Mỹ và Triều Tiên dâng cao (09/08/2017)

>   Vàng thế giới suy yếu khi đồng USD khởi sắc (09/08/2017)

>   Nhà đầu tư chờ tin từ OPEC, dầu nới rộng đà sụt giảm sang phiên thứ 2 liên tiếp (09/08/2017)

>   Công ty của Warren Buffett gần đạt mốc 100 tỷ USD tiền mặt (08/08/2017)

>   Bitcoin nhảy vọt 600 USD trong 3 ngày, vượt ngưỡng 3,400 USD (08/08/2017)

>   Dự trữ ngoại hối của Trung Quốc tăng tháng thứ 6 liên tiếp (08/08/2017)

>   Vàng thế giới chấm dứt 3 phiên sụt giảm liên tiếp (08/08/2017)

>   Dầu suy yếu chờ tin từ cuộc họp OPEC (08/08/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật