Thứ Hai, 10/07/2017 07:30

Xuất khẩu thủy sản tiếp tục tăng trưởng mạnh

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, sau khi tăng trưởng nhẹ gần 5% chủ yếu nhờ các mặt hàng hải sản như cá ngừ, mực bạch tuộc và cá biển, xuất khẩu (XK) thủy sản của Việt Nam tiếp tục tăng trưởng tích cực trong quý II với tốc độ tăng mạnh hơn nhờ đẩy mạnh XK tất cả các mặt hàng chủ lực. Với mức tăng XK trên 10% trong 3 tháng quý 2, tổng giá trị XK thủy sản của Việt Nam trong nửa đầu năm 2017 ước đạt 3.6 tỷ USD, tăng 14.6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Trong quý 1, XK tôm chững lại (giảm nhẹ 0.1%) do nguồn nguyên liệu giảm, giá thu mua nguyên liệu tăng. Về phía thị trường, Australia cấm NK tôm trong 6 tháng cũng khiến cho nhiều DN có hàng XK sang thị trường này lao đao trong những tháng đầu năm. Tuy nhiên, sau đó thị trường này đã liên tục thông báo nới lỏng phạm vi sản phẩm bị ngừng nhập khẩu (NK).

Ngày 30/6/2017, Bộ Nông nghiệp và Tài nguyên nước Úc đã có thông báo số 64-2017 về việc lệnh tạm ngừng nhập khẩu đối với mặt hàng tôm chưa nấu chín sẽ hết hiệu lực kể từ ngày 06/7/2017. XK tôm bắt đầu phục hồi mạnh trong quý 2 (tăng trên 30%), đưa tổng giá trị XK 6 tháng đầu năm lên 1.56 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, XK tôm chân trắng ước đạt 955 triệu USD, tăng trên 20%, XK tôm sú đạt 421 triệu USD, giảm 5.3%. Nguồn cung tôm tại một số nước sản xuất và ở thị trường NK chính giảm tạo cơ hội cho tôm Việt Nam đẩy mạnh giá trị XK trong nửa đầu năm nay.

Gặp phải truyền thông bôi nhọ từ đầu năm, XK cá tra khó hồi phục tại thị trường EU. Hơn nữa thị trường này có sự lan tỏa mạnh với các thị trường khác về yêu cầu chất lượng, trong khi thị trường Mỹ tiếp tục áp thuế CBPG cao đối với cá tra và sẽ áp dụng chế độ kiểm soát nghiêm ngặt đối với cá tra từ ngày 1/9/2017. Những khó khăn này tạo ra áp lực lớn khiến ngành cá tra phải thay đổi tư duy tiếp cận thị trường, chú trọng việc nâng cao chất lượng, đẩy lui truyền thông xấu về hình ảnh cá tra Việt Nam. XK cá tra trong quý 2 vẫn duy trì tăng nhẹ 2-4%, đưa tổng XK 6 tháng đầu năm tăng gần 3% đạt 813 triệu USD.

Bên cạnh đó, XK cá ngừ, mực-bạch tuộc và các loại hải sản khác đều tăng mạnh hơn trong quý 2, góp phần đáng kể cho tổng giá trị XK thủy sản tăng mạnh trong 6 tháng qua. Trong đó, XK cá ngừ tăng gần 25% dạt 280 triệu USD, XK mực bạch tuộc tăng mạnh nhất 54% đạt 277 triệu USD, XK các loại cá biển khác tăng 13% đạt 575 triệu USD. XK cá ngừ chế biến (đóng hộp và chế biến khác) có xu hướng tăng mạnh (+37%) trong khi cá ngừ đông lạnh (thăn, phile) tăng chậm hơn (+16%). Nhu cầu NK từ châu Âu tăng, trong khi nguồn cung cấp mực từ các nước trên thế giới năm nay có xu hướng giảm có thể là lợi thế cho các DN Việt Nam.

Xu hướng tăng trưởng trong nửa đầu năm dự báo sẽ tiếp tục có tác động tích cực đối với XK các mặt hàng hải sản của Việt Nam trong những tháng tới./.

Các tin tức khác

>   'Có tiền vào thì sắt vụn mới thành nhà máy được' (10/07/2017)

>   Nhiều ngành sản xuất công nghiệp trong cả nước có mức tăng cao (10/07/2017)

>   Thu hút FDI tăng 50%: Thay đổi chất và lượng (09/07/2017)

>   Cuộc chơi khốc liệt của các doanh nghiệp ngành thép (09/07/2017)

>   Xuất khẩu gạo hướng đến giảm lượng, tăng trị giá (09/07/2017)

>   Nửa năm, thêm gần 135.000 ô tô lăn bánh (09/07/2017)

>   Du lịch đặt mục tiêu đón 11,5 triệu khách quốc tế 2017 (09/07/2017)

>   Vận tải đường sắt và sức ép từ đường bộ, hàng không (08/07/2017)

>   Thay đổi tư duy điều hành (08/07/2017)

>   Thay đổi tư duy điều hành (08/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật