Thứ Tư, 19/07/2017 13:30

Vì sao các quỹ đầu tư quốc gia ở châu Á phải cạnh tranh với quỹ PE?

Trong tình hình các thị trường chứng khoán hiện khá đắt đỏ, giới đầu tư đến từ các quỹ đầu tư quốc gia (SWF) châu Á đang thêm các công ty chưa niêm yết vào danh mục đầu tư của họ ngày càng nhiều, một chiến lược mà có thể đầy rủi ro vì họ phải cạnh tranh trực tiếp với các quỹ đầu tư vốn tư nhân (PE) vốn có tài chính dồi dào, Reuters đưa tin.

 

Những thương vụ đầu tư như thế của Tập đoàn Đầu tư Trung Quốc (CIC) và Temasek Holdings của Singapore, hai trong số những nhà đầu tư quốc gia lớn nhất ở châu Á, là tâm điểm của sự chú ý trong tháng này tại các buổi thảo luận về thành quả hàng năm của nhà đầu tư. Tại buổi thảo luận này, nhà đầu tư đã cảnh báo về áp lực lợi nhuận từ một môi trường đầy thử thách cho việc đầu tư cổ phiếu.

Cụ thể là, Temasek đang tăng cường đầu tư vào các công ty chưa niêm yết, trong khi CIC đang lên kế hoạch mở rộng những vụ đầu tư trực tiếp ở Mỹ của họ.

“Hiện nay, thị trường dành cho các công ty niêm yết rất đắt đỏ nên chúng tôi hướng nhiều hơn đến các công ty chưa niêm yết”, Rohit Sipahimalani, đồng phụ trách bộ phận chiến lược danh mục đầu tư và rủi ro của Temasek, cho biết.

Đến cuối tháng 3, khối lượng tài sản không được niêm yết trong danh mục đầu tư 275 tỷ USD của Temasek đã tăng lên mức kỷ lục là 110 tỷ USD, tương đương với 40% trong năm tài chính kết thúc vào tháng 3/2017, tăng mạnh so với mức 22% hồi năm 2011. Con số này đã bao gồm một vụ đầu tư thiểu số trị giá 800 triệu USD ở Verily Life Sciences, một công ty con của Alphabet, thuộc tập đoàn công nghệ Google.

CIC đã đồng ý mua Logicor, một doanh nghiệp logistic ở châu Âu của Blackstone với giá 12.25 tỷ Euro, sau khi đưa ra giá cao hơn một tập đoàn tư nhân châu Á và một nhà đầu tư quốc gia trong thương vụ bất động sản PE lớn nhất khu vực, các nguồn tin cho biết.

Trên toàn cầu, các quỹ đầu tư quốc gia đang cố gắng bắt tài sản của họ “làm việc” nhiều hơn vì họ đang chịu áp lực lợi nhuận. GIC, quỹ đầu tư quốc gia của Singapore, cho biết họ hiện đã sẵn sàng cho một giai đoạn bất ổn kéo dài và lợi nhuận thấp.

Khi các quỹ tranh nhau các thương vụ, thì nghĩa là rủi ro đang tăng lên trong một thị trường đông đúc, giới phân tích lên tiếng.

“Các quỹ đầu tư quốc gia có khuynh hướng có thời gian nắm giữ một vụ đầu tư lâu và không mắc nợ, nên họ trở thành nhà đầu tư lý tưởng cho các công cụ không có tính thanh khoản cao. Vì thế, tôi tin rằng họ sẽ hướng nhiều hơn sang các thương vụ chưa được niêm yết”, Veljko Fotak, giáo sư tài chính quốc tế tại Đại học Buffalo, phân tích.

Ông Veljko cho biết: “Tôi nghĩ rằng các quỹ đầu tư quốc gia sẽ thích ‘giả vờ’ là các nhà đầu tư mạo hiểm, và sẽ lãnh hậu quả cho điều đó vì quá nhiều vốn đang được đổ vào một sân chơi quá nhỏ”.

Các công ty PE tập trung vào châu Á, vốn tăng cường đầu tư vào những công ty chưa niêm yết, đã tăng nguồn quỹ khổng lồ của họ lên khi thêm 136 tỷ USD vào cái gọi là “tài sản có tính thanh khoản cao” kể từ năm ngoái. Tuy nhiên, họ không phải là những người cạnh tranh duy nhất đối với giới đầu tư đến từ các quỹ đầu tư quốc gia.

“Không chỉ các công ty PE có tài sản có tính thanh khoản cao, đó là điều mà các quỹ đầu tư quốc gia, những quỹ hưu trí và các công ty tư vấn quản lý tài sản cũng có. Chắc chắn là một thách thức để có được lợi nhuận với hình thức cạnh tranh đó”, Dilhan Pillay Sandrasegara, đồng phụ trách nhóm đầu tư của Temasek, nói.

Những thương vụ đã được đàm phán hiện mang đến cho Temasek cơ hội tạo dựng danh mục đầu tư của họ mà không bị ảnh hưởng bởi sức nóng cạnh tranh.

“Chúng tôi hầu như không bao giờ thắng trong một cuộc đấu giá. Chúng tôi rất tệ trong chuyện đấu giá”, Sipahimalani nói, khi đề cập tới các vụ đầu tư của Temasek vào những công ty Mỹ và châu Âu hồi năm trước.

Giữa sự cạnh tranh ngày càng tăng để có được các thỏa thuận đầu tư, hợp tác có thể là điều sẽ dẫn đến thành công, một số chuyên gia phân tích nói.

Năm ngoái, GIC cho biết họ sẽ trở thành chủ sở hữu thiểu số của công ty công nghệ Neustar Inc của Mỹ sau khi công ty này nói rằng họ sẽ được một tập đoàn PE mua lại. Các quỹ quốc gia đang đầu tư cùng với các quỹ PE và công ty tư vấn quản lý tài sản, Javier Capapé, Giám đốc tại trung tâm nghiên cứu đầu tư quốc gia của trường kinh doanh IE ở Madrid, nói.

Hợp tác với các công ty PE báo hiệu một sự cam kết dành cho giá trị của cổ đông hơn là so với những ưu tiên chính trị, Fotak, Chuyên viên nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Đầu tư Quốc gia của Đại học Bocconi, Italy, nói.

“Dĩ nhiên, nếu bạn không thể đánh bại họ, thì hãy tham gia cùng với họ”./.

Các tin tức khác

>   E1VFVN30: Dragon Capital Markets Limited đã bán hết 1.5 triệu ccq (17/07/2017)

>   Cổ phiếu vừa và nhỏ hút tiền quỹ đầu tư (17/07/2017)

>   Quyết định của MSCI có hợp lý? Việt Nam đánh bại Pakistan trong bài kiểm tra về thị trường cận biên (17/07/2017)

>   ACB: Đến lượt Dragon Financial Holdings Limited đăng ký bán 328,837 cp (14/07/2017)

>   Dragon Capital gom hơn 1.1 triệu cp Chứng khoán Bản Việt (14/07/2017)

>   HVCapital lỗ ròng quý 2 hơn 135 triệu đồng, tiền gửi tại ACB tăng mạnh lên 12 tỷ đồng (14/07/2017)

>   Tuần hoạt động sôi nổi của quỹ nội (10/07/2017)

>   Dempsey Hill Asia Fund chuyển nhượng 500,000 cp Thế giới di động cho The Ton Poh Fund (07/07/2017)

>   Tính đến đầu tháng 6/2017, quỹ ETF VFMVN30 tăng trưởng gần 19%, tổng tài sản 500 tỷ đồng (07/07/2017)

>   VFM đăng ký mua 1.5 triệu ccq VFMVF1, VFMVF4 (05/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật