Thứ Sáu, 28/07/2017 19:55

Vẫn nóng chuyển nhượng cổ phiếu ngân hàng

Sau VPBank, EIB, MBB, LienVietPostBank và SHB, Techcombank cũng vừa hé lộ giao dịch khủng của tổ chức liên quan đến Ban lãnh đạo ngân hàng này trong 6 tháng đầu năm.

Chuyển động giao dịch VPBank: Tiếp nối con sóng gom hàng khủng trước giờ chào sàn

Trước ngày chào sàn, ai đã sang tay hàng ngàn tỷ đồng cổ phiếu ngân hàng?

Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần 28/07, mức độ tập trung vốn duy trì ở mức cao với tâm điểm dòng tiền thuộc về nhóm cổ phiếu ngân hàng với các đại diện như VCB, BID, CTG, MBB. Sự sôi động tại nhóm cổ phiếu ngân hàng trong phiên đã tác động đẩy chỉ số VN-Index nhiều lần vượt mốc 775 điểm khi hầu hết các ngân hàng đều đang nới rộng đà tăng. Đây cũng là nhóm cổ phiếu nổi bật nhất trên thị trường trong tuần qua khi trở thành đầu tàu cho thị trường trong các phiên tăng điểm.

Không chỉ “nóng” về kết quả kinh doanh khởi sắc nửa đầu năm cùng hàng loạt tin tốt hỗ trợ, cổ phiếu ngân hàng còn dậy sóng khi hàng loạt thương vụ sang tay khủng lần lượt được công bố thời gian gần đây. Điển hình như đợt trao tay hơn 57 triệu cp Eximbank hồi đầu tháng 6/2017, MaritimeBank chuyển nhượng hơn 81 triệu cp MBB cho CTCP Phát triển Hà Nam, cuộc chơi thỏa thuận hàng chục triệu cổ phiếu LienVietPostBank của các "sếp" và người thân, hay gần đây nhất là VPBank với gần 260 triệu cổ phiếu được Ban lãnh đạo và người thân đăng ký gom vào.

Techcombank là ngân hàng tiếp theo “hòa nhịp” với những con sóng giao dịch lớn này. Theo Báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm 2017 của Ngân hàng, hai tổ chức là CTCP Eurowindow Holding và CTCP Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ cao đã chuyển nhượng tổng cộng 12 triệu cp trong nửa đầu năm 2017.

Sau giao dịch, hai công ty này sở hữu lần lượt khoảng 35 triệu cp (3.92%) và 4 triệu cp Techcombank (0.45%).

Ông Nguyễn Cảnh Sơn tốt nghiệp Kỹ sư Xây dựng tại trường Đại học Kỹ sư Xây dựng thành phố Mátxcơva (nay là Đại học Tổng hợp Xây dựng Quốc gia - Liên bang Nga).

Ông tham gia HĐQT Techcombank từ tháng 5/2008 và là Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank từ tháng 4/2009 tới nay.

Được biết, ông Nguyễn Cảnh Sơn – Phó Chủ tịch HĐQT Sacombank đồng thời là Chủ tịch HĐQT Eurowindow Holding và Thành viên HĐQT Đầu tư Xây dựng và Phát triển Công nghệ cao. Ông Sơn hiện cũng là Thành viên HĐQT CTCP Eurofinance – tổ chức đang nắm giữ gần 28.3 triệu cp Techcombank (3.02% vốn).

Cá nhân ông Nguyễn Cảnh Sơn đang sở hữu hơn 5.45 triệu cp Techcombank, tương đương 0.61% vốn điều lệ ngân hàng.

Cũng trong nửa đầu năm 2017, kế toán trưởng Bùi Thị Khánh Vân và bà Thái Hà Linh cùng thoái hết mỗi người hơn 28,000 cp Techcombank.

Như vậy, Ban lãnh đạo Techcombank cùng người có liên quan đang nắm giữ gần 243 triệu cp Ngân hàng, tương đương gần 28% vốn. Trong đó, CTCP Tập đoàn Masan (MSN) sở hữu hơn 133 triệu cp (15%).

Ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch HĐQT Techcombank và cũng là Phó Chủ tịch HĐQT Masan đang nắm giữ gần 12 triệu cp Techcombank (1.34%). Phó Chủ tịch HĐQT Techcombank Nguyễn Đăng Quang, kiêm Chủ tịch HĐQT Masan đang nắm giữ 2.85 triệu cp (0.32% vốn) của Ngân hàng.

Cơ cấu cổ đông hiện tại của Techcombank

Trước đó, hồi giữa tháng 6/2017, Techcombank vừa gửi thông báo đến ĐHĐCĐ xin thông qua đề xuất mua lại cổ phần từ các cổ đông hiện hữu với số lượng dự kiến gần 222 triệu cp, tương đương 25% tổng số cổ phần đang lưu hành. Cổ phiếu mua lại sẽ được giữ tại ngân hàng làm cổ phiếu quỹ. 

Để thực hiện giao dịch này, Techcombank đồng thời trình cổ đông phê duyệt thỏa thuận thoái vốn sở hữu của HSBC tại Ngân hàng theo phương án mua lại cổ phần. Được biết, HSBC đang nắm giữ hơn 172 triệu cp Techcombank, tương đương 19.41% vốn. Techcombank cũng cho biết kể từ năm 2012, HSBC đã không còn tham gia vào các hoạt động quản trị và điều hành của Techcombank.

Theo CTCP Chứng khoán TP.HCM (HSC), HSBC mong muốn thoái vốn ở mức giá cao hơn một chút so với giá mua ban đầu, do đó tổng giá trị thoái vốn ít nhất là 5,170 tỷ đồng căn cứ theo giá trị trường hiện giờ.

Việc thoái vốn của HSBC đã gây áp lực cho Techcombank tìm đối tác có đủ tiềm năng để bán lại số cổ phần này, cũng như ngân hàng phải hoãn kế hoạch tăng vốn điều lệ từ mức 8,878 tỷ đồng lên mức 14,000 tỷ đồng năm 2017.

Theo thông tin mà Tập đoàn Masan – cổ đông lớn đang nắm giữ 15% vốn Techcombank công bố mới đây, lợi nhuận thuần trước thuế của Techcombank là 2.734 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2017. Tỷ lệ thu nhập lãi thuần ở mức 3.85% và tỷ lệ nợ xấu là 2.06%.

Masan cũng cho biết sẽ không tham gia vào chương trình chào mua cổ phiếu quỹ của Techcombank./.

Các tin tức khác

>   VCBS: Áp lực tỷ giá sẽ nhiều hơn trong quý 4/2017 (28/07/2017)

>   Lãi suất tiền gửi USD 0% đã góp phần ổn định tỷ giá (28/07/2017)

>   Nguyễn Xuân Sơn bỏ túi 246 tỷ của Ocean Bank ra sao? (28/07/2017)

>   Ngân hàng lãi lớn nửa đầu năm (28/07/2017)

>   Làm được nhưng phải đánh đổi (28/07/2017)

>   Tỷ giá trung tâm tăng 3 đồng (28/07/2017)

>   BIDV được cung cấp dịch vụ thanh toán tiền giao dịch trái phiếu Chính phủ (28/07/2017)

>   Thống đốc NHNN: Yêu cầu các tổ chức tín dụng cắt giảm chi phí để hạ lãi suất (28/07/2017)

>   Lãi suất tiết kiệm bắt đầu giảm (27/07/2017)

>   Muôn nẻo đường tiền ra đi (27/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật