Thứ Năm, 20/07/2017 13:20

Thị trường dầu sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung sau năm 2020?

Bất chấp nỗ lực hỗ trợ giá dầu của OPEC, giá dầu vẫn dao động ở mức khá thấp trong năm nay. Lúc đầu, nhiều chuyên gia dự báo rằng giá dầu sẽ ở mức 55-56 USD/thùng, nhưng thực tế thì không như vậy, giá dầu đã dao động quanh mức 43-46 USD/thùng trong năm 2017, Business Insider cho hay.

Nguyên nhân dẫn tới đà suy yếu của giá dầu xuất phát từ tăng trưởng nhu cầu yếu hơn, đà tăng sản lượng bất ngờ từ các nhà sản xuất dầu đá phiến ở Mỹ cũng như Libya và Nigeria – 2 quốc gia được miễn tham gia vào thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Giá dầu ở mức thấp càng lâu thì rủi ro sẽ càng cao trong tương lai. Điều này là do mức giá dầu thấp hơn tiếp tục khiến các nhà sản xuất dầu phải hạn chế đầu tư dài hạn. Trên thực tế, ngành dầu đã trì hoãn các dự án đầu tư trị giá 2 ngàn tỷ USD do giá dầu thấp. Vì thế, xuất hiện khả năng là thị trường dầu có thể rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung vào đầu năm 2020, qua đó có thể đẩy giá lên cao.

Hồi chuông cảnh báo

Vào đầu năm nay, Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) đã cập nhật lại dự báo giá dầu trong 5 năm tới. IEA kết luận rằng nguồn cung dầu toàn cầu có thể khó bắt kịp với nhu cầu sau năm 2020, qua đó có thể đẩy giá tăng mạnh trừ khi các dự án dầu mới được thông qua sớm. Đây không phải là cơ quan duy nhất lên tiếng cảnh báo rằng các nhà sản xuất cần phải bắt đầu các dự án dầu mới. Một trong những chuyên gia ngành dầu mỏ là Mark Richard, nhà điều hành cấp cao tại ông lớn dịch vụ dầu mỏ Halliburton, cũng lên tiếng cảnh báo về ngành này. Tại Đại hội Dầu khí Thế giới (WPC), ông cho biết: "Nhu cầu dầu chuẩn bị bắt kịp nguồn cung… Rồi bạn sẽ thấy giá dầu tăng vọt trở lại. Có thể là vào năm 2020-2021, nhưng nhu cầu rồi sẽ bắt kịp nguồn cung không sớm thì muộn”.

Có 2 lý do để giải thích cho vấn đề này. Đầu tiên, nhu cầu dầu toàn cầu tiếp tục tăng. Trên thực tế, sau quý 1 yếu kém – vốn chỉ tăng 1 triệu thùng/ngày, IEA lưu ý rằng tăng trưởng nhu cầu sẽ lên mức 1.5 triệu thùng/ngày trong quý 2/2017. Điều này đã tạo động lực để IEA nâng dự báo nhu cầu trong năm 2017 thêm 100,000 thùng/ngày lên 1.4 triệu thùng/ngày, với kỳ vọng là nhu cầu thị trường sẽ tăng tưởng thêm 1.4 triệu thùng/ngày trong năm tới và chạm mức bình quân là 99.4 triệu thùng/ngày. Nhìn chung, IEA dự báo nhu cầu dầu sẽ tiếp tục tăng trưởng cho đến năm 2040, mặc dù mức tăng trưởng có thể thấp hơn trong tương lai.

Trong khi đó, nguồn cung dầu thô toàn cầu từ mỏ dầu tiếp tục giảm và ngày càng cạn kiệt. Theo nghiên cứu của Bank of America Merrill Lynch, sản lượng bình quân từ các mỏ dầu bên ngoài OPEC giảm 5% mỗi năm. Kết quả là ngành dầu cần thêm một nguồn cung mới là 2.8 triệu thùng/ngày để bù đắp cho sản lượng mất đi này. Khi tăng trưởng nhu cầu cao hơn thì khoảng chênh lệch giữa nhu cầu và nguồn cung sẽ được nới rộng.

Ngành dầu đá phiến cũng không thể cứu vớt nổi thị trường dầu trong tương lai

Mặc dù sản lượng ngày càng tăng từ các nhà sản xuất dầu đá phiến sẽ giúp bù đắp một phần khoảng chênh lệch giữa cung và cầu, nhưng sẽ không thể nào lấp đầy hoàn toàn lỗ hổng đó. Theo IEA, nếu giá dầu bình quân ở mức 60 USD/thùng, các nhà khai thác dầu đá phiến có thể thêm vào một lượng cung mới là 1.4 triệu thùng/ngày vào năm 2022. Góp phần gia tăng thêm nguồn cung dầu là các công ty như EOG Resources và Pioneer Natural Resources – những nhà sản xuất dầu có chi phí thấp. Về phần EOG Resources, công ty có thể tăng sản lượng thêm 25%/năm cho đến năm 2020 ở mức giá dầu 60 USD/thùng. Trong khi đó, Pioneer Natural Resources có thể gia tăng sản lượng thêm 15%/năm trong gần 10 năm tới ở mức giá 55 USD/thùng. Các nhà khai thác dầu từ đá phiến khác thì cần giá dầu cao hơn để gia tăng sản lượng. Đây là lý do tại sao IEA nghĩ rằng ngành dầu có thể gia tăng sản lượng thêm 3 triệu thùng/ngày vào năm 2022, thậm chí có thể vượt mức 7 triệu/thùng nếu gia dầu lên mức 80 USD/thùng.

Tuy nhiên, với dự báo nhu cầu ở mức 104 triệu thùng/ngày vào năm 2022, ngành dầu cần nhiều hơn thế. Vấn đề ở đây là các dự án dầu khác cần nhiều thời gian hơn để phát triển. Trong khi EOG Resources có thể bắt đầu sản xuất dầu từ một giếng dầu đá phiến chỉ trong vài tháng, thì các dự án dầu nước ngoài có thể mất nhiều năm và hàng tỷ USD để phát triển. Ví dụ, Chevron, Hess, và các đối tác khác đang phát triển dự án khai thác dầu ở vùng nước sâu Stampede ở vùng Vịnh Mexico. Được phê duyệt trong năm 2014, nhưng đến năm 2018 thì dự án Stampede mới có thể phân phối dầu.

Với khoảng thời gian lâu như thế, các nhà sản xuất dầu chủ chốt như Chevron cần được chấp thuận thêm nhiều dự án dầu dài hạn hơn để đáp ứng nhu cầu của thị trường vào đầu thập kỷ tới. Với mức giá dầu hiện tại, các nhà sản xuất do dự trong việc thực hiện các dự án dầu dài hạn cho đến khi họ có thể cắt giảm bớt chi phí.

Đó là những gì Chevron đang cố gắng thực hiện với dự án Rosebank ở Biển Bắc nước Anh. Lúc đầu, ông lớn ngành dầu này đã chuẩn bị thông qua dự án trị giá 10 tỷ USD trong năm 2013, nhưng sau đó lại quyết định trì hoãn lại do chi phí ngày càng tăng. Chevron hiện đang tiến hành một phiên bản quy mô thấp hơn với hy vọng là có thể được thông qua vào năm 2019. Tuy nhiên, ngay cả khi như thế thì đến tận năm 2022 thì dự án này mới có thể sản xuất ra dầu. Với khoản thời gian dài như thế, ngành dầu sẽ cần phải thông qua các dự án trung hạn để đảm bảo rằng họ sẽ có đủ lượng dầu vào năm 2020 khi nguồn cung bắt đầu bị thu hẹp./.

Các tin tức khác

>   Dầu tăng nhẹ nhờ khả năng cắt giảm kim ngạch xuất khẩu của Ả-rập Xê-út (19/07/2017)

>   Từ tháng 8 ra quân dán tem cây xăng ở TP.HCM (18/07/2017)

>   Dầu đảo chiều trước lo ngại về sản lượng tại Mỹ (18/07/2017)

>   Xăng E5 sẵn sàng ‘soán ngôi’ RON 92 trên thị trường (18/07/2017)

>   Khi “xóa sổ” RON 92, tiêu thụ xăng E5 sẽ tăng lên 5,3 triệu m3 (17/07/2017)

>   Dự trữ xăng dầu Việt Nam luôn phải đủ dùng cho 30 ngày (16/07/2017)

>   Dầu vọt hơn 5%/tuần sau 5 phiên leo dốc liên tiếp (15/07/2017)

>   Barclays: Giá dầu không thể vượt mốc 50 USD trong mùa hè này (14/07/2017)

>   Sản lượng dầu tại Venezuela tụt mạnh (14/07/2017)

>   Tăng 4 phiên liên tiếp, dầu lên cao nhất trong gần 2 tuần (14/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật