Thứ Hai, 24/07/2017 10:57

Nhờ Trung Quốc, nhóm cổ phiếu thép trở nên đáng giá nhất kể từ năm 2011

Nhóm cổ phiếu thép đang dao động ở mức cao nhất kể từ năm 2011, chủ yếu là nhờ Trung Quốc, Bloomberg cho hay.

Nhu cầu thép ở Trung Quốc – quốc gia sản xuất 50% lượng thép trên thế giới – đã bất ngờ lên mức cao trong năm nay và nước này đã đóng cửa một số nhà máy nhằm làm giảm tình trạng dư cung đang tràn lan trên khắp thế giới. Điều này dẫn tới kim ngạch xuất khẩu thép giảm sút, qua đó thúc đẩy giá nguyên liệu này nới rộng đà hồi phục và còn giúp thước đo về nhóm cổ phiếu thép toàn cầu của Bloomberg tăng vọt 45% trong năm vừa qua, tăng gấp 3 lần so với chỉ số Bloomberg World Mining Index.

Trung Quốc đã bị chỉ trích bởi các chính trị gia, trong đó có cả Tổng thống Mỹ Donald Trump, và các nhà sản xuất hàng đầu trong vài năm gần đây vì đã làm giá thép giảm mạnh và đẩy một số nhà máy sản xuất thép ở Mỹ và châu Âu rơi vào tình trạng phá sản. Cũng vì thế, các quốc gia từ Mỹ cho đến Ukraine giờ phải áp đặt hơn 100 ràng buộc thương mại lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc để bảo vệ ngành thép của họ.

Trong khi đó, việc gia tăng chi tiêu cơ sở hạ tầng của Trung Quốc đã gia tăng nhu cầu thép nội địa. Các yếu tố trên đã khiến kim ngạch xuất khẩu thép của Trung Quốc sụt 28% trong 6 tháng đầu năm 2017.

“Đã 1 năm rưỡi trôi qua kể từ khi các yếu tố cơ bản của ngành sản xuất thép Trung Quốc chạm đáy, nhưng họ dường như vẫn bất ngờ đối với đà tăng này”, Lee McMillan, Chuyên gia phân tích tại Clarksons Platou Securities ở New York, cho hay. “Lợi nhuận sản xuất thép ngày càng tăng đã khuyến khích các công ty mạnh hoạt động sản xuất nhiều hơn. Dẫu vậy, giá thép vẫn rất cao (dù hay biến động) nhờ nhu cầu cao ngất ngưỡng của Trung Quốc”.

Chỉ số đo lường 41 nhà sản xuất thép trên toàn cầu của Bloomberg vừa chạm mức cao nhất kể từ tháng 8/2011.

Nguồn cung ít hơn từ Trung Quốc đã giúp giá thép ở châu Âu và Mỹ nhảy vọt 75% trong 18 tháng vừa qua. Động lực đem lại đà hồi phục cho giá thép là nhu cầu cao và nhà sản xuất thép hàng đầu ArcelorMittal kỳ vọng lượng tiêu thụ của Mỹ sẽ tăng nhiều nhất là 4% trong năm nay. Trong tháng này, hiệp hội công nghiệp châu Âu Eurofer đã nâng dự báo tăng trưởng nhu cầu thép lên 1.9%.

Ngoài ra, việc Bộ Thương mại Mỹ điều tra vào lượng thép nhập khẩu theo điều 232 có thể khiến các quốc gia khác áp đặt thêm ràng buộc lên hàng nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong khi chỉ có 1 lượng thép nhỏ của Mỹ được nhập khẩu trực tiếp từ Trung Quốc thì nước này có lẽ vẫn cần phải mua thép của Trung Quốc thông qua các nơi khác như các quốc gia thuộc khu vực Đông Nam Á./.

Các tin tức khác

>   Cuộc họp của Ủy ban OPEC: Cơ hội hay thách thức? (22/07/2017)

>   Vàng vọt hơn 2%/tuần sau khi leo dốc 6 phiên liên tiếp (22/07/2017)

>   Dầu sụt hơn 2% tuần qua xuống đáy hơn 1 tuần (22/07/2017)

>   Bitcoin tiến sát mức cao kỷ lục (21/07/2017)

>   Liệu các ngân hàng trung ương có dẫn dắt thế giới vào cuộc suy thoái mới? (21/07/2017)

>   Nhận định của Chủ tịch ECB đẩy đồng USD xuống đáy gần 2 năm so với Euro (21/07/2017)

>   Tăng 5 phiên liên tiếp, vàng thế giới chứng kiến chuỗi leo dốc dài nhất trong 2 tháng (21/07/2017)

>   Dầu rút khỏi đỉnh 6 tuần trước thềm cuộc họp OPEC (21/07/2017)

>   BoJ hạ kỳ vọng lạm phát, giữ nguyên chính sách tiền tệ (20/07/2017)

>   Vàng thế giới leo dốc 4 phiên liên tiếp khi xác suất nâng lãi suất suy giảm (20/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật