Chủ Nhật, 30/07/2017 08:49

Đầu tư vào y tế có dễ ăn?

Hàng loạt thương vụ mua bán, chuyển nhượng cổ phần dự án hiện hữu cùng các dự án mới của những nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước, đang dần tăng lực chảy của dòng vốn vào lĩnh vực y tế…

Khoảng hơn 10 triệu USD sẽ được quỹ đầu tư y tế có tổng vốn đầu tư 1,6 tỷ USD rót vào bệnh viện FV ở TPHCM, trong giai đoạn từ năm 2017 đến một vài năm tới.

Bệnh viện Hoa Lâm có công suất khai thác thấp, ít bệnh nhân đến khám cho thấy rằng y tế không hoàn toàn vùng trũng

Quỹ đầu tư ngoại “đua” vào bệnh viện tư

Khoản tiền này sử dụng để phát triển FV thành một trung tâm cung cấp dịch vụ y tế ưu việt, tập trung ưu tiên cho một số chuyên khoa mũi nhọn, đồng thời phát triển mạng lưới các phòng khám đa khoa ở các tỉnh miền Trung, Nam Bộ.

10 triệu USD để có một bệnh viện quy mô vừa, có thể đảm bảo chất lượng nhân sự và quản lý vận hành chất lượng, đã và đang là lựa chọn của các nhà đầu tư quan tâm y tế và có bước thận trọng trong chiến lược nói chung. Đầu năm 2016, cũng với số tiền đầu tư 10 triệu USD, Quỹ VOF (do VinaCapital quản lý) đã công bố tiếp quản 75% cổ phần tại Bệnh viện Quốc tế Thái Hòa ở Đồng Tháp. Ở thời điểm đó, quỹ này cho biết họ lựa chọn những dự án bệnh viện ở các khu vực đông dân, không nhất thiết phải “siêu trung tâm”, nhưng có vị trí kết nối tốt và có thể phục vụ cho người dân ở nhiều khu vực.

Bà Đặng Phạm Minh Loan, PGĐ điều hành Quỹ VOF nói rằng họ sẽ tiếp tục tìm kiếm nhiều cơ hội hơn nữa, kể cả các cơ hội CPH bệnh viện công. Trước đó, quỹ này hoàn tất thương vụ đầu tư và sang nhượng bệnh viện Hoàn Mỹ với một tỷ suất sinh lời được đánh giá khá hấp dẫn cho cả nhà sáng lập đã bán “vòng 1” lẫn quỹ VOF khi hoàn vốn.

Cơ hội từ xã hội hóa y tế

Hiện thực chủ trương đẩy mạnh xã hội hóa y tế của Chính phủ vào dự án xây mô hình thí điểm xã hội hóa trạm y tế đầu tiên trên địa bàn, DHA - một Cty 100% vốn Việt đã ra mắt trạm y tế phường đầu tiên được đơn vị này nâng cấp để triển khai các dịch vụ từ phục vụ công tác khám chữa bệnh ban đầu, khám bảo hiểm y tế, khám sức khỏe, trở thành tuyến kế cận giảm tải cho các tuyến trên. DHA dự kiến sẽ triển khai thêm hơn 10 điểm tại các quận huyện khắp TP HCM.

Mô hình thí điểm xã hội hóa đầu tiên của TPHCM ở cấp lớn hơn, là khu y tế kỹ thuật cao HoaLam - Shangri-La gồm 6 bệnh viện, trong đó 1 bệnh viện đã đi vào hoạt động, mới đây đã đề xuất TPHCM cho phép đổi từ “phục vụ” tại các khu nhà ở sang “bán”.

Theo một nguồn tin, Aseana Properties, nhà đầu tư nắm 72,35% vốn đã công bố kế hoạch bán đất tại dự án thuộc 2 Cty con của Khu Y tế Kỹ thuật cao, và phía mua là 2 đơn vị Cty Tư vấn Đầu tư Tiến Phát, Cty Tư vấn Trí Hạnh. Giá bán dự kiến lần lượt 5,5 triệu và 7,7 triệu USD. Kế hoạch vẫn đang chờ TPHCM chấp thuận.

Mặc dù Aseanna Properties cũng đưa ra mức lãi dự kiến từ đấn dự án với con số khoảng 5 triệu USD, song cần lưu ý rằng trứoc đó, bà Trần Thị Trung Chiến, Chủ tịch Hội đồng cố vấn y khoa Bệnh viện Hoa Lâm cũng từng khẳng định cơ sở này đang có công suất khai thác thấp, rất ít bệnh nhân đến khám, mỗi tháng phải bù lỗ 1 triệu USD.

Khó khăn của Hoa Lâm, cũng như số phận của nhiều bệnh viện tư nhân quy mô nhỏ khác đã khá rõ ràng như Phúc Khang An, Đa khoa Phú Thọ, Quốc tế Vũ Anh… cũng đã và đang cho thấy rằng y tế không hoàn toàn vùng trũng và cứ hễ “rót tiền” là “ăn”. Sau một chặng dài từ những năm 2000 với việc nở rộ của phòng khám bệnh viện tư lớn - nhỏ, cuộc chơi đang ngày càng sàng lọc dần để chỉ còn những nhà đầu tư chuyên nghiệp, có năng lực cạnh tranh về chất và giàu nguồn lực hơn.

Khoảng trống đầu tư y tế phi lợi nhuận

Trong khi các nhà đầu tư đều đánh giá y tế là một lĩnh vực hấp dẫn do nhu cầu được chăm sóc y tế rất cao, mỗi năm người Việt chi trả từ 2-3 tỷ USD để khám chữa bệnh ở nước ngoài, thì tại VN, khoảng trống đầu tư y tế vì mục tiêu cộng đồng với mô hình phi lợi nhuận gần như vẫn còn trắng. Hiện chỉ có hệ thống Vinmec thuộc Vingroup với 5 bệnh viện, phòng khám, tổng cộng 1.200 giường bệnh đang vận hành và đạt tăng trưởng về doanh thu, lợi nhuận, tốc độ tăng cơ sở đảm bảo tốt theo năm (tăng 42% ở cuối 2016 so với năm 2015) đã công bố định hướng hoạt động phi lợi nhuận với kế hoạch phát triển tới 10 bệnh viện chất lượng cao, song song thành lập trường Đại học Y Vinmec. Đặc biệt, toàn bộ lãi từ mảng y tế sẽ sử dụng để tái đầu tư nhằm phát triển nguồn nhân lực, nâng cấp cơ sở vật chất và tài trợ cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, liên kết quốc tế. Hy vọng sau Vingroup, sẽ có nhiều tổ chức đầu tư xem y tế không chỉ là “vùng trũng” giàu khả năng sinh lợi mà còn một trong những đóng góp san sẻ gánh nặng an sinh xã hội. 

http://enternews.vn/dau-tu-vao-y-te-co-de-an-114559.htmlhttp://enternews.vn/dau-tu-vao-y-te-co-de-an-114559.html

Các tin tức khác

>   7 tháng đầu năm chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 6.5% (29/07/2017)

>   Bốn giả thuyết cho 'đại chiến' giữa Uber-Grab và taxi (29/07/2017)

>   Thị trường cá tra giống "hạ nhiệt" trong khi giá tôm lại tăng (28/07/2017)

>   Vẫn còn khác biệt trong đàm phán tiền lương tối thiểu 2018 (28/07/2017)

>   Gần 500.000 tấn điều kẹt cảng, doanh nghiệp như ngồi trên lửa (28/07/2017)

>   Kiểm tra, rà soát số dư Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp (28/07/2017)

>   Chế độ kế toán thuế phức tạp là rào cản mục tiêu 1 triệu doanh nghiệp? (28/07/2017)

>   Giá rau củ bất ngờ tăng “chóng mặt” (28/07/2017)

>   4 ngày nữa, 100% heo vào TPHCM phải có 'lý lịch' (28/07/2017)

>   Khẩn cấp giải thoát hàng trăm container tắc tại cảng (28/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật