Thứ Bảy, 29/07/2017 15:14

7 tháng đầu năm nhập siêu hơn 3 tỷ USD

Theo Tổng cục Thống kê, cán cân thương mại trong tháng 7 ước tính nhập siêu 300 triệu USD. Tính chung 7 tháng năm 2017, nhập siêu 3.08 tỷ USD, bằng 2.7% tổng kim ngạch hàng hóa xuất khẩu.

Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14.77 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11.69 tỷ USD.

Kim ngạch xuất khẩu 7 tháng đầu năm tăng gần 18%

Về xuất khẩu trong tháng 7, kim ngạch hàng hóa đạt 17.5 tỷ USD, giảm 1.7% so với tháng trước. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 4.9 tỷ USD, giảm 3.2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 12.6 tỷ USD, giảm 1%.

Một số mặt hàng xuất khẩu có kim ngạch giảm so với tháng trước: Dầu thô giảm 23.5%; gỗ và sản phẩm gỗ giảm 5.2%; điện thoại và linh kiện giảm 4%; giày, dép giảm 3.1%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác giảm 2.7%.

So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 7 tăng 17.9%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 13.1%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) tăng 19.9%.

Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu ước tính đạt 115.2 tỷ USD, tăng 18.7% so với cùng kỳ năm 2016. Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 32.2 tỷ USD, tăng 14.6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 83 tỷ USD, tăng 20.3%.

Đáng chú ý, kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước: Điện thoại và linh kiện đạt 22.6 tỷ USD, tăng 15%; dệt may đạt 14.2 tỷ USD, tăng 8.1%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13.6 tỷ USD, tăng 43.3%; giày, dép đạt 8.4 tỷ USD, tăng 12.9%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 6.9 tỷ USD, tăng 29.5%; thủy sản đạt 4.3 tỷ USD, tăng 18.1%; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 4.3 tỷ USD, tăng 12.4%; phương tiện vận tải và phụ tùng đạt 4 tỷ USD, tăng 20%; cà phê đạt 2.1 tỷ USD, tăng 8.3% (lượng giảm 16%); rau quả đạt 2 tỷ USD, tăng 44.4%; dầu thô đạt 1.8 tỷ USD, tăng 36.1% (lượng tăng 12.3%).

Ở chiều ngược lại, một số mặt hàng kim ngạch xuất khẩu giảm so với cùng kỳ năm trước: Hạt tiêu đạt 803 triệu USD, giảm 18% (lượng tăng 21.1%); sắn và sản phẩm của sắn đạt 569 triệu USD, giảm 7.5% (lượng giảm 0.3%).

Về thị trường hàng hóa xuất khẩu, Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 7 tháng đạt 23.4 tỷ USD, tăng 9.9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là EU đạt 21.5 tỷ USD, tăng 12.8%; Trung Quốc đạt 15.5 tỷ USD, tăng 42.6%; ASEAN đạt 12.3 tỷ USD, tăng 27.1%; Nhật Bản đạt 9.6 tỷ USD, tăng 20.6%; Hàn Quốc đạt 7.6 tỷ USD, tăng 26.4%.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam

Ước tính tháng 7, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu đạt 17.8 tỷ USD, giảm 1.6% so với tháng trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 7.1 tỷ USD, giảm 2.2%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 10.7 tỷ USD, giảm 1.2%. So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 7 tăng 23.5%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 20%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 26%.

Tính chung 7 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 118.3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 46.9 tỷ USD, tăng 18.4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 71.4 tỷ USD, tăng 28.1%.

Kim ngạch nhập khẩu một số mặt hàng phục vụ sản xuất tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 21.4 tỷ USD, tăng 37.4%; điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19.2 tỷ USD, tăng 27.4%; điện thoại và linh kiện đạt 7.3 tỷ USD, tăng 30.6%; vải đạt 6.5 tỷ USD, tăng 9.2%; sắt thép đạt 5.2 tỷ USD, tăng 16.7% (lượng giảm 18.6%); chất dẻo đạt 4.1 tỷ USD, tăng 24.4% (lượng tăng 15.2%); xăng dầu đạt 3.9 tỷ USD, tăng 32.3% (lượng tăng 4%); kim loại thường đạt 3.1 tỷ USD, tăng 20%,…

Được biết, Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 31.7 tỷ USD, tăng 15.8% so với cùng kỳ năm 2016; tiếp đến là Hàn Quốc đạt 26.7 tỷ USD, tăng 50.8%; Asean đạt 16 tỷ USD, tăng 19,7%; Nhật Bản đạt 9.2 tỷ USD, tăng 11.6%; EU đạt 6.8 tỷ USD, tăng 14.8%; Hoa Kỳ đạt 5.5 tỷ USD, tăng 22.7%./.

Các tin tức khác

>   Thành lập Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ (29/07/2017)

>   CPI tháng 7 tăng 0.11% so với tháng trước (29/07/2017)

>   Thúc giải ngân: Tránh áp lực cho toàn nền kinh tế (25/07/2017)

>   Việt Nam trước "nghịch cảnh" vay nợ (24/07/2017)

>   Tăng lương tối thiểu 2018: Doanh nghiệp than khó (24/07/2017)

>   Hàng hóa xuất khẩu chắp cánh cho châu Á tăng trưởng (20/07/2017)

>   Nếu phải tăng giá điện thì tăng ở mức thấp nhất (19/07/2017)

>   Khai thác dầu, than để thúc đẩy tăng trưởng đều khó khăn (19/07/2017)

>   Tăng trưởng dựa vào tài chính - tiền tệ: Con đường không dễ đi (17/07/2017)

>   Chính sách tiền tệ: Đã thành công qua nửa chặng đường (16/07/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật