Thứ Hai, 12/06/2017 15:35

Nhịp đập Thị trường 12/06: "Tụt áp” bất ngờ cuối phiên

Các chỉ số thị trường tăng điểm gần như toàn bộ phiên giao dịch nhưng bất ngờ thu hẹp đà tăng và sụt giảm trong giai đoạn cuối phiên.

VN-Index kết phiên giao dịch tăng nhẹ 1.37 điểm tương đương 0.18% lên mức 751.09 điểm. HNX-Index giảm 0.54% xuống mức 96.83 điểm.

Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 206 mã tăng điểm và 256 mã giảm điểm. Như vậy, các thống kê cho thấy bên bán đang chiếm ưu thế lớn khi mà khối lượng giao dịch có chiều hướng sụt giảm và nhóm momentum hầu hết đã đạt đến vùng quá mua (overbought).

Giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 3,736 tỷ đồng. Dưới góc nhìn Market Cap thì nhóm Mid Cap giảm mạnh nhất 0.22% cho thấy sự chuyển hướng của dòng tiền trong bối cảnh nhóm này đã tăng khá mạnh trong thời gian qua.

Các ngành Sản phẩm Cao su, Vận tải – Kho bãi, Bất động sản vẫn giữ được đà tăng khá. Nổ bật nhất vẫn là nhóm Sản phẩm Cao su. Việc giá cao su trên sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) giảm gần 50% từ vùng 350-366 JPY/kg và phá vỡ ngưỡng 200 JPY/kg đã giúp tạo động lực tăng trưởng cho nhóm này. Bộ đôi CSM, DRC (đều tăng trên 5%) chính là những cổ phiếu nổi bật nhất trong ngành này.

Trong nhóm Bất động sản trên cả hai sàn thì VIC, NLG, NVL, PDR... là những mã đáng chú ý nhất. Riêng VIC đã bắt đầu có dấu hiệu tạo đáy sau khi test thành công vùng 39,000-41,000. Lực cầu mạnh mẽ từ khối ngoại cũng giúp hạn chế rủi ro trong ngắn hạn.  

Ngành Khai khoáng vẫn đang “dẫn đầu” về mức độ giảm điểm. Đà giảm của nhóm này đã kéo dài nhiều tháng và có ít hi vọng đảo ngược trong ngắn hạn. PVD, một trong những tiêu biểu của ngành này, liên tục giảm và đã đạt mức thấp nhất trong lịch sử.

Trên sàn HNX thì sự chú ý đang tập trung vào VND. Với sự bứt phá gần như liên tục trong nhiều tháng, giá VND (tính theo giá điều chỉnh) đang ở mức cao nhất kể từ năm 2011.

Khối ngoại mua ròng 25.57 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 8.35 tỷ trên HNX.

14h: Các ngành “phòng thủ” bắt đầu thu hút sự chú ý

Vốn là nhóm ngành ít được quan tâm nhưng các cổ phiếu Tiện ích đang có sự tăng trưởng nhẹ trong các phiên gần đây. Như vậy, cùng với nhóm Chăm sóc Sức khỏe, các ngành “phòng thủ” bắt đầu thu hút sự chú ý của giới đầu tư.

Các chỉ số thị trường vẫn đang giằng co với lực cầu duy trì mức trung bình. Tính tới 14h, VN-Index ở mức 750.34 điểm tương ứng mức tăng 0.08%, HNX-Index giảm 0.31% xuống mức 97.06 điểm.

Có một sự chuyển biến đang diễn ra khá rõ nét: các ngành “phòng thủ” bắt đầu thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Điều này bắt nguồn từ sự lo ngại về việc các ngành “nóng” trong giai đoạn trước như Chứng khoán, Vật liệu Xây dựng, ... có thể điều chỉnh sâu nếu thị trường điều chỉnh khi mà các phân kỳ giá xuống đang hình thành và thanh khoản có dấu hiệu đi xuống.

Trong khi đó, các ngành phòng thủ như Chăm sóc Sức khỏe, Tiện ích có “truyền thống” giữ giá tốt trong các đợt điều chỉnh của thị trường nên được ưa chuộng trong giai đoạn hiện nay.

Ngành Bán buôn cũng được chú ý nhờ sự biến động mạnh của các cổ phiếu trong ngành dù chỉ số chung của ngành thì không biến động nhiều. Các nhà đầu tư ngắn hạn hẳn sẽ rất thích KLF khi đã tăng đến gần 20% chỉ trong khoảng 2 tuần và hiện nay đang tích lũy ngắn hạn để chuẩn bị cho đợt bùng nổ mới. Đây cũng là một trong những cổ phiếu được chú ý nhất trên sàn HNX.

TCH trong ngành này cũng được đánh giá cao sau khi đã về lại vùng hỗ trợ mạnh 18,000-19,000. Đây là vùng có sự hiện diện của ngưỡng Fibonacci Retracement 50% và 61.8% nên có độ tin cậy cao. Khối ngoại cũng bắt đầu mua ròng trở lại nên khả năng tạo đáy khá cao.   

Phiên sáng: Large Cap giữ sắc xanh

Sau thời gian điều chỉnh nhẹ đầu phiên thì các chỉ số thị trường đã nhanh chóng quay trở lại với nhịp tăng điểm với “đầu tàu” đang thuộc về nhóm cổ phiếu Large Cap.

Kết phiên sáng, VN-Index tăng 3.63 điểm, tương ứng 0.48% so với tham chiếu; HNX-Index dừng tại mức 97.37 điểm.

Thanh khoản trên hai sàn tương đương với phiên sáng liền trước, với tổng khối lượng giao dịch đạt hơn 125 triệu đơn vị cùng giá trị giao dịch hơn 2,148 tỷ đồng.

Lực cầu gia tăng ở nhóm cổ phiếu dẫn dắt thị trường đang là trụ đỡ chính cho đà bứt phá của VN-Index. Theo đó, VIC, PLX, SAB, CTG, DHG, GAS, BID… đều nới rộng đà tăng cùng sự hỗ trợ mạnh từ ROS đang kéo VN-Index tăng hơn 3.4 điểm. Riêng ROS đã kéo chỉ số này tăng đến 1.16 điểm nhờ đà tăng kịch trần duy trì trong cả phiên sáng. Thông tin được bổ sung vào MVIS Vietnam Index vẫn đang là “cứu cánh” cho cổ phiếu này sau 2 phiên giảm sàn bất ngờ vào cuối tuần trước.

Nhóm cổ phiếu Sản phẩm cao su vẫn đang dẫn đầu thị trường với mức tăng hơn 4.8%. Việc giá cao su thế giới giảm mạnh kể từ tháng 2/2017 đã đem lại những kỳ vọng về việc hưởng lợi từ giá nguyên vật liệu đầu vào sụt giảm. Tuy vậy, sự sụt giảm giá cao su có ảnh hưởng tích cực đến biên lợi nhuận hay không thì vẫn chưa thể sớm kết luận khi giá bán săm lốp của các doanh nghiệp trong nước vẫn đang chịu ảnh hưởng từ lốp xe ngoại nhập giá thấp. Bên cạnh đó là chi phí khấu hao cao vẫn đang tạo áp lực lên biên lợi nhuận của các doanh nghiệp trong ngành. Dù vậy thì sự sụt giảm giá cao su cũng đang tạo hiệu ứng tốt lên giá cổ phiếu trong hiện tại. Cụ thể, DRC tăng 5.03%, CSM tăng 4.71%, SRC tăng 4.35%. 

Khối ngoại mua ròng nhẹ hơn 23 tỷ đồng trên HOSE và hơn 5 tỷ đồng trên HNX. Lực mua vào của khối ngoại không mang tính tập trung mà trải đều ở VNM, ROS, DRC, HPG, SAB…

10h30: Giá cao su phá ngưỡng hỗ trợ quan trọng

Việc giá cao su trên sàn TOCOM phá ngưỡng hỗ trợ 200 JPY/kg đã có những tác động khá mạnh đến nhiều nhóm cổ phiếu trên thị trường.

Sự phục hồi ấn tượng của nhóm Nông – Lâm – Ngư, với nòng cốt là các cổ phiếu trồng Cao su như HNG, PHR, DPR... bắt nguồn từ việc giá cao su trên sàn TOCOM (Tokyo Commodity Exchange) tạo đáy trong vùng 150-165 JPY/kg. Sau đó, giá cao su đã bứt phá một mạnh lên vùng 350-366 JPY/kg và tạo ra sự bứt phá của các cổ phiếu trồng cao su trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng.

Tuy nhiên, sự tăng trưởng này đang đứng trước nguy cơ khá lớn. Giá cao su sàn TOCOM đã sụt giảm mạnh sau khi tạo đỉnh trong vùng 350-366 JPY/kg và vừa phá vỡ ngưỡng 200 JPY/kg gần đây, thậm chí có lúc đã giảm xuống mức 178.8 JPY/kg. Như vậy, chỉ trong vòng 6 tháng giá cao su đã giảm 50%!

Điều này đã phần nào làm chững lại đà tăng của một số cổ phiếu chính trong ngành Nông – Lâm Ngư như HAG, HNG, DPR, TRC... Nếu giá cao su vẫn nằm dưới ngưỡng 200 JPY/kg trong những tuần tới thì việc mua mạnh các cổ phiếu này là khá rủi ro.

Mặt khác, giá cao su giảm cũng giúp thúc đẩy việc tạo đáy và tăng trưởng của nhóm Chế biến Cao su với các mã tiêu biểu là CSM, DRC, SRC... Đây cũng là nhóm ngành tăng mạnh nhất thị trường hiện nay.  

Đồ thị tháng (monthly) của giá cao su trên sàn TOCOM – Tokyo Commodity Exchange

Ngoài ra, ngành Chăm sóc Sức khỏe cũng khá nổi bật. Dù không tăng quá nóng nhưng sự tăng trưởng bền bỉ và đều đặn đã giúp ngành này thu hút được sự chú ý của giới đầu tư.

DHG là cổ phiếu tiêu biểu cho ngàn này với sự tăng trưởng gần như liên tục kể từ cuối tháng 12/2016. Mức tăng trưởng hơn 100% trong vòng 6 tháng là rất ấn tượng với một cổ phiếu thuộc ngành “phòng thủ”.

Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 155 mã tăng điểm và 189 mã giảm điểm.

Mở cửa: Giằng co mạnh chờ ETF

Các ETF sụt giảm mạnh chính là mối lo ngại lớn trong ngắn hạn khi mà lự cầu từ khối ngoại đang là động lực chính của thị trường.

Các ETF quan trọng như Van Eck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều giảm. Trong khi đó, chúng cũng đã chuyển sang trạng thái discount. Điều này cho thấy khả năng khối ngoại bán ròng trở lại là khá lớn.

Thị trường phân hóa khá mạnh. Trong khi nhóm Chăm sóc Sức khỏe, Sản phẩm Cao su tăng giá thì ngành Chế biến thủy sản, Khai khoáng lại đang điều chỉnh mạnh.

Riêng ngành Khai khoáng thì đà giảm đã kéo dài nhiều tháng và có ít hi vọng đảo ngược đà giảm. PVD có thể coi là mã đáng chú ý nhất trong nhóm này. Giá PVD liên tục giảm và đạt mức thấp nhất trong lịch sử.

Nhóm Sản phẩm Cao su đã tích lũy khá lâu trong thời gian qua. Trong đó, CSM và DRC là đáng chú ý nhất khi đều được nhà đầu tư gom mạnh. Cả hai cổ phiếu này cũng đã test thành công vùng hỗ trợ dài hạn nên khả năng giảm mạnh trở lại không lớn.

Tính tới 9h45, VN-Index đang tăng nhẹ 0.3% giao dịch ở mức 751.99 điểm trong khi HNX-Index giảm 0.08% và giao dịch tại mức 97.28 điểm.

Các tin tức khác

>   Vietstock Weekly 12/06-16/06/2017: Giằng co chờ đợi hoạt động tái cơ cấu của các quỹ ETFs (11/06/2017)

>   Vietstock Weekly 12/06-16/06/2017: Giằng co chờ đợi hoạt động tái cơ cấu của các quỹ ETFs (11/06/2017)

>   Chứng khoán Tuần 05/06 - 09/06: ”Đuối sức” về cuối tuần (09/06/2017)

>   Chứng khoán Tuần 05/06 - 09/06: ”Đuối sức” về cuối tuần (09/06/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 09/06: Giằng co ngắn hạn, tăng giá dài hạn (09/06/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 09/06: Lực cầu yếu, VN-Index lại "sẩy chân" cuối phiên (09/06/2017)

>   Vietstock Daily 09/06: Dòng tiền đang rời khỏi nhóm Large Cap? (08/06/2017)

>   Vietstock Daily 09/06: Dòng tiền đang rời khỏi nhóm Large Cap? (08/06/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 08/06: Rủi ro không lớn (08/06/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 08/06: Thêm 1 phiên chiều mất hứng (08/06/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật