Châu Âu đã khiến cho nhà đầu tư bất ngờ như thế nào suốt 6 tháng qua?
Mối đe dọa từ các Chính phủ của chủ nghĩa dân túy, các cuộc đàm phán Brexit và một nền kinh tế đình trệ đã vẽ nên một bức tranh u tối cho châu Âu khi bước vào năm 2017. Tuy nhiên, nửa chặng đường đã qua và giờ nhà đầu tư đang tỏ ra là mình đã sẵn sàng cho các cải cách về mặt chính trị mới mẻ và một nền kinh tế tăng trưởng đang mang đến những cơ hội phía trước, CNBC cho hay.
Thủ tướng Đức, Angela Merkel (bên trái) và Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron (bên phải)
|
“Năm nay được cho là năm mà những sự kiện rủi ro về mặt chính trị sẽ ‘ám’ châu Âu, với tất cả sự bất ổn và lo âu cùng với nó”, Jan Randolph, Giám đốc mảng rủi ro nợ công tại IHS Markit, nói với CNBC.
“Tuy nhiên, hóa ra là các nền kinh tế khu vực đồng tiền chung euro (eurozone) đang gây ngạc nhiên theo chiều hướng tích cực: tăng trưởng GDP cao hơn là tốt cho cổ phiếu nói chung. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng điều đó đã cản trở những cuộc bầu cử gần đây ở Anh. Thật sự đã không có bất kỳ sự thất vọng lớn nào về mặt chính trị, tình hình vẫn đang ủng hộ các cổ phiếu nhưng hơi tiêu cực đối với trái phiếu”, ông nói thêm.
Dữ liệu được công bố hồi tuần trước cho thấy rằng trong quý 1 năm nay, eurozone đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất kể từ năm 2015. Các dữ liệu về thất nghiệp và việc làm cũng được cải thiện trong suốt vài quý vừa qua. Kết quả là sau cuộc họp chính sách tiền tệ vào hôm thứ Năm tuần trước, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã cập nhật chính sách tiền tệ tương lai của họ, với mức rủi ro thấp hơn dành cho thành quả kinh tế.
Mối đe dọa từ chủ nghĩa dân túy đã giảm đáng kể
Ngoài dữ liệu kinh tế tích cực ra, những nỗi sợ về kết quả bầu cử tại những quốc gia quan trọng ở châu Âu cũng đã dần biến mất.
Ở Hà Lan và Pháp, cử tri đã nói không với một Chính phủ chủ nghĩa dân túy. Theo lịch trình, hiện vẫn còn vài cuộc bầu cử nữa ở Đức và Italy, nhưng mối đe dọa từ chủ nghĩa dân túy đã không còn.
Trong trường hợp cụ thể của Pháp, cử tri đã chọn ứng viên độc lập và ủng hộ châu Âu, Emmanuel Macron, và hiện tại ông cũng có thể thắng lớn trong các cuộc bầu cử Quốc hội, qua đó góp phần bảo đảm thêm rằng ông sẽ có được sự ủng hộ chính trị cần thiết để thông qua chương trình nghị sự của mình, trong đó có những cải cách về thị trường lao động và hội nhập sâu hơn với eurozone.
Những cuộc thăm dò ở các khu vực trong lãnh thổ Italy vào cuối tuần qua đã cho thấy lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm của nước này đã giảm 7 điểm cơ bản hồi thứ Hai, khiến lợi suất của họ rơi về mức thấp nhất trong 6 tháng qua.
“Quan trọng nhất là chẳng có gì ngạc nhiên khi chúng ta vẫn có một vấn đề liên quan đến toàn bộ hệ thống ngân hàng châu Âu”, Richard Hodges, trưởng bộ phận thu nhập cố định không giới hạn tại Nomura Asset Management, nói với CNBC hôm thứ Hai. Đồng thời, ông lưu ý rằng: “Chúng ta đang cố gắng giải quyết vấn đề này và thật sự ECB cũng như lĩnh vực ngân hàng châu Âu đang xem xét giải quyết vấn đề này và đã làm như thế suốt 2-3 năm vừa qua”.
EU ích kỷ khiến cho Brexit trở nên ít quan trọng hơn
Đồng thời, các tổ chức lớn của châu Âu dường như đoàn kết hơn trước khi những cuộc đàm phán Brexit diễn ra, và cũng tập trung vào việc làm thế nào để đưa khối này tiến về phía trước.
Tuần trước, Ủy ban Châu Âu (EC) đã công bố một đề xuất dành cho liên minh phòng thủ châu Âu – điều mà nước Anh từ trước đến giờ luôn phản đối – và một số kế hoạch hợp nhất khác. Cùng với cách tiếp cận “ngồi và chờ đợi” với vấn đề Brexit, điều này đã làm cho hình ảnh về việc thực hiện chính sách của EU trở nên tốt hơn.
Trò chuyện với CNBC vào hôm thứ Hai vừa qua, Dan Collins, CEO của CCO Global, cho rằng EU đã và đang cho thấy những dấu hiệu của “sự ổn định”.
“’Hard Brexit’(ra đi trong khó khăn) hiện không còn là vấn đề được bàn tới vào thời điểm hiện tại và mãi mãi”, ông nói, sau khi Đảng Bảo thủ của bà Theresa May đã đánh mất đa số ghế trong Quốc hội Anh sau cuộc tổng tuyển cử hồi tuần trước và hậu quả là mất luôn vị thế đàm phán của mình.
Collins cũng nhắc lại phát biểu gần đây của Thủ tướng Đức, Angela Merkel, trong đó bà nói rằng EU có thể không còn phụ thuộc vào những đối tác chủ chốt nữa, trong đó có Mỹ, một điều cho thấy rằng EU đang tìm kiếm sự độc lập.
Nhưng vẫn còn một số điểm lo ngại
“Nói chung, eurozone là điều ngạc nhiên lớn của năm nay. Điều này có liên quan tới khuynh hướng phóng đại của những thị trường tại chính, ở cả hai hướng”, Carsten Brzeski, Chuyên gia kinh tế trưởng tại ING, viết trong một lá thư điện tử gửi tới CNBC. “Ngoài ra, dù eurozone không có nguy cơ tan rã vào đầu năm nay, nhưng có lẽ khu vực này cũng không phải đang ở thời điểm khởi đầu của một thiên đường mới. Với khoảng thời gian 6 tháng thì eurozone chỉ mới đâu đó ở giữa chặng đường. Vẫn còn sẽ phải tiến hành nhiều cải cách nữa, cả về kinh tế lẫn về mặt tổ chức”, ông nói thêm./.
|