Thứ Ba, 30/05/2017 14:23

Không có Mỹ, TPP vẫn có thể tồn tại

Mỹ đã ký vào Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương trong năm 2016, sau đó lại quyết định rút ra khỏi thỏa thuận này vào ngày đầu tiên Donald Trump nhậm chức Tổng thống. 11 quốc gia còn lại phải đợi đến tháng 11 tới để quyết định xem có nên tiếp tục hay buông xuôi TPP. Họ không cần phải thế vì có TPP còn tốt hơn là không có gì, Bloomberg cho hay.

 

Trái lại một số lời cảnh báo từ Nhật Bản, TPP vẫn có thể tồn tại được mà không cần có Mỹ. Các nhà đàm phán chỉ cần phải thay đổi điều khoản quy định rằng thỏa thuận này phải được thông qua bởi các quốc gia chiếm tới 85% GDP của 12 quốc gia thành viên (trong đó Mỹ chiếm tới 60%). Còn các điều khoản khác có liên quan đặc biệt tới Mỹ cũng cần phải được điều chỉnh hoặc bỏ qua, nhưng nếu 11 quốc gia này muốn tiếp tục thực hiện các điều khoản đó thì cũng không sao cả.

Một số quốc gia đang tỏ ra do dự trước quyết định tiếp tục TPP. Malaysia và Việt Nam cho biết họ đã nhượng bộ vì muốn tiếp cận đến thị trường Mỹ dễ dàng hơn. Tuy nhiên, ngoại trừ một vài lĩnh vực như sản phẩm dệt may, giày dép, sản phẩm nông nghiệp và một vài sản phẩm xe hơi, thì thị trường Mỹ vẫn còn mở cửa đối với họ. Thiếu vắng Mỹ, lợi ích từ TPP sẽ giảm đi, nhưng dù sao có vẫn tốt hơn không.

Sự thật là những sự nhượng bộ được đưa ra trong suốt quá trình đàm phán không đòi hỏi sự hy sinh quá lớn, không những vậy những bước nhượng bộ này còn rất có giá trị đối với các quốc gia đó. Chẳng hạn, TPP yêu cầu sự cải cách cơ cấu trong lĩnh vực nông nghiệp Nhật Bản và trong các công ty quốc doanh của Việt Nam. Các Chính phủ biết rằng những sự thay đổi là cần thiết để gia tăng năng suất và tiêu chuẩn sống, nhưng họ gặp phải một số rào cản. TPP chính là cách để hối thúc họ vượt qua những rào cản đó.

Bên cạnh đó, TPP còn giảm bớt các hàng rào thuế quan đối với các quốc gia tham gia. TPP đưa ra các nguyên tắc tiêu chuẩn để thực hiện kinh doanh trên toàn cầu trong thế kỷ 21, bao gồm sở hữu trí tuệ, thương mại kỹ thuật số và bảo vệ môi trường. Nếu TPP được thực hiện thì có khả năng sẽ thu hút nhiều nước khác tham gia vào. Hàn Quốc và Indonesia sẽ cảm thấy muốn tham gia vào thỏa thuận. Các quốc gia cách xa khu vực Vành đai Thái Bình Dương sẽ xem các nguyên tắc TPP là tiêu chuẩn để duy trì khả năng cạnh tranh của mình.

Trong bối cảnh đó, bên chịu thiệt duy nhất sẽ là Mỹ. Quốc gia này đã bỏ qua các lợi ích của thương mại mà lẽ ra phải được hưởng. Và trong các cuộc đàm phán thương mại trong tương lai với Nhật Bản, Canada và Mexico, tiếng nói của Mỹ sẽ không còn tác động nhiều như trước.

Malaysia đã đề xuất một cách khác để tiến tới TPP – đó là đàm phán lại đầy đủ thỏa thuận. Điều này có vẻ sẽ làm mọi thứ trở nên khó khăn hơn đối với các quốc gia như Nhật Bản và New Zealand – 2 quốc gia đã thông qua TPP, và sẽ trì hoãn thêm lộ trình thực hiện TPP và khó có khả năng được thực hiện vào cuối năm 2017./.

Các tin tức khác

>   Bitcoin sụt 19%, giá trị vốn hóa “bốc hơi” gần 4 tỷ USD (30/05/2017)

>   Dầu gần như đi ngang hậu cuộc họp OPEC (30/05/2017)

>   Các nhà đầu cơ gia tăng đặt cược vào giá dầu sau quyết định của OPEC (29/05/2017)

>   OPEC và những vấn đề còn bỏ ngỏ (29/05/2017)

>   Vàng thế giới tăng 3 tuần liên tiếp lên cao nhất trong 1 tháng (27/05/2017)

>   Dầu sụt gần 2%/tuần bất chấp đà tăng mạnh trong phiên (27/05/2017)

>   Đâu là 5 quốc gia châu Á hấp dẫn nhất đối với nhà đầu tư nước ngoài? (26/05/2017)

>   Phải chăng Trung Quốc đang tạo dựng “Giấc mơ Mỹ” cho riêng mình? (26/05/2017)

>   Vàng thế giới đảo chiều tăng nhẹ sau 2 phiên giảm liên tiếp (26/05/2017)

>   Dầu sụt gần 5% và rớt mốc 50 USD trước nỗi thất vọng mang tên "OPEC" (26/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật