Thứ Tư, 31/05/2017 15:30

“Gió” đang đổi chiều trên thị trường TPCP

Trên thị trường tài chính, các khoản đầu tư có thời gian càng dài thì rủi ro càng cao, đặc biệt là trái phiếu chính phủ (TPCP) được phát hành ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Bởi lẽ, tính ổn định của nền kinh tế vĩ mô rất thấp. Lãi suất, tỷ giá và lạm phát thường thay đổi và biến động rất khó lường.

Chỉ số CPI của Việt Nam đạt mức đỉnh 22,9% vào năm 2008, ngay lập tức giảm xuống còn 6,9% vào năm 2009, rồi lại tăng lên mức 18,6% vào năm 2011, quay đầu giảm dần xuống mức 0,6% vào năm 2015 và bật tăng trở lại khoảng 5% vào năm 2016. Do đó, Kho bạc Nhà nước (KBNN) huy động được khối lượng rất ít TPCP có thời hạn trên 10 năm.

TPCP có kỳ hạn càng dài càng hấp dẫn nhà đầu tư

Tuy nhiên, thị trường TPCP của Việt Nam đang ghi nhận những thay đổi rất tích cực. Các nhà đầu tư đang ưa thích TPCP có kỳ hạn dài hơn là kỳ hạn ngắn. Việc phát hành TPCP kỳ hạn 20 và 30 năm mới chỉ được KBNN triển khai thí điểm vào năm 2016, tuy nhiên, hiện tại, đây là hai kỳ hạn thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư.

Từ đầu năm 2017 đến nay, các nhà đầu tư trên thị trường sơ cấp (KBNN phát hành lần đầu) chỉ đầu tư vào các kỳ hạn từ năm năm trở lên, TPCP có kỳ hạn càng dài thì tỷ lệ trúng thầu càng lớn. Đây là diễn biến trái ngược hoàn toàn so với các năm trước.

Ai đang quan tâm đến TPCP dài hạn của Việt Nam?

Theo quy định hiện hành thì chỉ có các thành viên thị trường mới được phép tham gia đấu thầu (mua) trực tiếp trên thị trường TPCP sơ cấp. Đó là các ngân hàng thương mại (NHTM) và các công ty chứng khoán. Tuy nhiên, rất nhiều các định chế tài chính khác (công ty bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, quỹ đầu tư...) đã thực hiện nghiệp vụ ủy thác đầu tư vào TPCP thông qua các thành viên thị trường.

Theo thông tin từ các traders của các ngân hàng (nhân viên kinh doanh vốn) thì cầu về TPCP kỳ hạn trên 10 năm hiện nay chủ yếu đến từ ba nhóm nhà đầu tư chính. Đầu tiên là nhóm các định chế tài chính quốc tế (ngân hàng và các công ty bảo hiểm nhân thọ), các quỹ đầu tư cả trong và ngoài nước đang đầu tư tại Việt Nam và các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng như các NHTM tại Việt Nam.

Tại sao TPCP dài hạn của Việt Nam lại đang hấp dẫn các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước?

Đây là câu hỏi mà các thành viên thị trường đang rất quan tâm để có thể đánh giá chính xác về diễn biến của lợi suất TPCP trong thời gian tới. Nhìn tổng thể thị trường tài chính toàn cầu cũng như của Việt Nam hiện nay thì có thể chỉ ra ba yếu tố chính...

http://www.thesaigontimes.vn/160423/Gio-dang-doi-chieu-tren-thi-truong-TPCP.html

Các tin tức khác

>   Nhựa Đồng Nai sẽ phát hành 100 tỷ trái phiếu trong năm 2017 (27/05/2017)

>   HQC: Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi trái phiếu (23/05/2017)

>   LienVietPostBank đầu tư 500 tỷ vào Sacomreal (23/05/2017)

>   “Phần vốn trái phiếu Chính phủ, tiền chưa phân bổ thì giám sát cái gì?” (23/05/2017)

>   SBT: Thông báo phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2017 (22/05/2017)

>   Ban hành Thông tư 46 hướng dẫn thanh toán giao dịch trái phiếu (22/05/2017)

>   BHS: Thông qua phương án phát hành trái phiếu (19/05/2017)

>   Sẽ có quy định mới về chi phí phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ? (18/05/2017)

>   BIDV được cho phép phát hành tối đa 20,000 tỷ đồng trái phiếu năm 2017 (16/05/2017)

>   Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 86,438 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm (12/05/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật