Thứ Ba, 23/05/2017 13:32

“Phần vốn trái phiếu Chính phủ, tiền chưa phân bổ thì giám sát cái gì?”

Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) đã nói như vậy tại phiên thảo luận ở tổ sáng 23.5, khi thảo luận về về dự kiến Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2018 và dự kiến Chương trình hoạt động giám sát của Quốc hội năm 2018.

Nhấn mạnh Luật Công nghệ thông tin, Luật Giao dịch điện tử được ban hành hơn 10 năm nay và dù có nhiều kiến nghị nhưng QH chưa tổ chức giám sát lần nào, Đại biểu Trần Thị Quốc Khánh (TP Hà Nội) một lần nữa kiến nghị thực hiện giám sát xem hai luật được triển khai trong thực tế ra sao, bởi đây là những luật hỗ trợ tối đa cho cải cách hành chính, trong thời buổi cách mạng công nghiệp 4.0.

Bà Khánh nói: “Sao chúng ta không đi giám sát xem vướng cái gì. Hiện tại giữa bộ ngành và địa phương cứ tự thiết kế, đầu tư mà không thể kết nối nên vô cùng lãng phí. Hai luật này gắn với cải cách hành chính nên cần một cuộc giám sát tối cao của Quốc hội, bởi nguồn lực dành cho vấn đề này là rất lớn nhưng đang tản mát ở bộ ngành, địa phương, không có kết nối nên vẫn làm khổ người dân.

Theo đại biểu Trần Thị Quốc Khánh, nếu lần này chưa được đưa vào chương trình thì bà sẽ tiếp tục kiến nghị ở những kỳ họp tới.

Với chuyên đề về thực hiện chính sách pháp luật với nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, bà Khánh cho rằng, qua thực tiễn, trong lĩnh vực sử dụng quản lý vốn có phát sinh nhiều bất cập, nhiều vấn đề cần thiết phải giám sát. Đây là chuyên đề cần thiết, nhưng giám sát tại thời điểm 2018 thì chưa hợp lý, vì nếu giám sát phải ấn định thời hạn giai đoạn giám sát.

Theo bà Khánh, tờ trình không nêu rõ thời điểm và thời hạn giám sát, nhưng nếu giám sát trong giai đoạn hiện nay, Quốc hội vừa thông qua kế hoạch đầu tư công trung hạn 2 triệu tỷ đồng, trong đó có phần vốn trái phiếu, vốn vay nước ngoài đầu tư xây dựng (ODA), việc phân bổ chưa hoàn tất, tiền chưa phân bổ thì giám sát cái gì? Điều này là không khả thi.

Còn nếu giám sát giai đoạn 2011-2015 cũng không hợp lý, vì tại các phiên thảo luận trước đây Chính phủ có tờ trình rất kỹ về đánh giá huy động sử dụng nguồn lực vốn trái phiếu Chính phủ, ODA và Quốc hội thảo luận nhiều vòng, Ủy ban của Quốc hội cũng đã thẩm tra. Do đó, nếu giám sát giai đoạn trước đây là không hợp lý. Do đó, nên lùi thời gian thực hiện chuyên đề này.

http://laodong.com.vn/kinh-te/phan-von-trai-phieu-chinh-phu-tien-chua-phan-bo-thi-giam-sat-cai-gi-667299.bld

 

Các tin tức khác

>   SBT: Thông báo phát hành trái phiếu doanh nghiệp năm 2017 (22/05/2017)

>   Ban hành Thông tư 46 hướng dẫn thanh toán giao dịch trái phiếu (22/05/2017)

>   BHS: Thông qua phương án phát hành trái phiếu (19/05/2017)

>   Sẽ có quy định mới về chi phí phát hành, thanh toán gốc, lãi trái phiếu Chính phủ? (18/05/2017)

>   BIDV được cho phép phát hành tối đa 20,000 tỷ đồng trái phiếu năm 2017 (16/05/2017)

>   Kho bạc Nhà nước đã huy động được hơn 86,438 tỷ đồng trái phiếu kể từ đầu năm (12/05/2017)

>   Huy động được hơn 25 ngàn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ trong tháng 4 (04/05/2017)

>   Kế hoạch đầu tư hơn 17,500 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2017-2020 (03/05/2017)

>   Kho bạc dự kiến phát hành tối thiểu 66 ngàn tỷ trái phiếu chính phủ trong quý 2 (27/04/2017)

>   Kho bạc huy động được 6,340 tỷ đồng trái phiếu Chính phủ (21/04/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật