Nhịp đập Thị trường 21/03: Đà tăng vẫn giữ vững nhưng bên bán chiếm ưu thế
Mặc dù đà tăng được giữ vững đến cuối phiên nhưng các thống kê cho thấy bên bán đang dần chiếm lại ưu thế trong phiên hôm nay.
VN-Index kết phiên giao dịch tăng 1.11 điểm, tương đương 0.16% lên mức 716.18 điểm. HNX-Index tăng 1.23% lên mức 90.13 điểm.
Độ rộng toàn thị trường khá yếu với 208 mã tăng điểm và 238 mã giảm điểm. Ưu thế đang nghiêng về bên bán.
Giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 4,507 tỷ đồng. HNX-Index ở trạng thái tăng điểm trong hầu hết thời gian giao dịch trong khi VN-Index giằng co mạnh.
Đáng chú ý nhất trên sàn HOSE là nhóm cổ phiếu Thực phẩm - Đồ uống. Điển hình là mã MSN và VNM. Khối ngoại mua vào rất mạnh và giao dịch hết sức sôi động những cổ phiếu này.
Mẫu hình Triangle đã hoàn thiện trên giá VNM. Mục tiêu giá của mẫu hình này lên đến vùng 140,000-145,000. Trong khi đó, MSN cũng hình thành Three White Candle nên triển vọng ngắn hạn tích cực.
Mã SAB đang giằng co và có thể tạo thành mẫu hình Triangle trong thời gian tới. Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài thêm 1-2 tuần nữa.
FLC đột ngột tăng trần vào cuối phiên cũng khiến cho nhiều nhà đầu tư cảm thấy bất ngờ.
Một điểm nhấn khác là TCH. Giá đang trong quá trình tăng trưởng trở lại và đặc biệt là khối lượng có sự bùng nổ mạnh mẽ. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang rất chú ý đến TCH.
Nhóm ngành Ngân hàng vẫn giữ vững đà tăng trưởng. Các mã CTG, BID, MBB, VCB, STB khá tích cực và có khối lượng ổn định.
Trên HNX, khối ngoại mua mạnh SHS nhưng lại bán mạnh VND và BVS.
Mã DCS không còn nhiều sức hút như trước do sự sụt giảm liên tục. Dự kiến nếu giá về lại vùng 1,900-2,200 thì mới hấp dẫn nhà đầu tư trở lại.
Khối ngoại mua ròng 253.69 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 16.65 tỷ trên HNX.
14h: Thực phẩm - Đồ uống đột ngột bứt phá mạnh
Nhóm cổ phiếu ngành Thực phẩm - Đồ uống đang phục hồi khá ấn tượng kéo theo sự phục hồi của VN-Index.
Các cổ phiếu ngành Thực phẩm - Đồ uống đang phục hồi mạnh, điển hình là mã MSN, VNM... Điểm cực kỳ đáng chú ý là các mã này hầu như đều được khối ngoại mua vào rất mạnh và giao dịch hết sức sôi động.
Riêng trường hợp VNM thì mẫu hình Triangle đã hoàn thiện. Mục tiêu giá của mẫu hình này lên đến vùng 140,000-145,000.
Các mã cổ phiếu Ngân hàng như CTG, BID, MBB, VCB... vẫn duy trì đà tăng có từ phiên sáng. Riêng STB khá nổi bật với khối lượng mua ròng của khối ngoại khá lớn và mẫu hình giá lên Pennant đang hình thành.
Trên HNX, mã ACB đang có sự tăng trưởng khá ổn định. Khối lượng giao dịch liên tục ở mức 150%-200% so với giá trị trung bình 20 phiên cho thấy dòng tiền khá mạnh.
Tính tới 14h, VN-Index ở mức 715.89 điểm tương ứng mức tăng 0.11%, HNX-Index tăng 0.81% lên mức 89.75 điểm.
Phiên sáng: Large Cap giữ sắc xanh
Thị trường nghỉ giữa phiên khi chưa có những biến chuyển rõ nét, VN-Index tạm đứng ở 715.44 điểm, HNX-Index còn ở mức 89.46 điểm.
Thanh khoản trên hai sàn vẫn đang duy trì khá tốt với tổng khối lượng giao dịch đạt gần 155 triệu đơn vị, tương ứng giá trị giao dịch hơn 2,760 tỷ đồng. FLC là cổ phiếu có giao dịch sôi động nhất sáng nay với hơn 17 triệu cổ phiếu khớp lệnh, gần gấp 2 lần so với mã đứng thứ 2 là HQC.
Sự phân hóa mạnh đang diễn ra khi các trụ bắt đầu bị bán mạnh hơn. GAS liên tục dập dìu quanh tham chiếu, VIC vẫn giảm điểm khá mạnh, trong khi các mã dẫn dắt còn lại trong phiên sáng hôm nay là BID, CTG, MSN, HPG, VJC, VNM, VCB… vẫn “phất cờ” xanh và giúp VN-Index giữ được trên tham chiếu dù rung lắc mạnh.
Độ rộng thị trường cũng dần thu hẹp trở lại. Số lượng mã giảm giá đang dần trội hơn với 216 mã tăng/ 179 mã giảm (trên cả hai sàn). Nhóm cổ phiếu Ngân hàng và Thực phẩm-đồ uống dẫn đầu mức tăng toàn ngành.
Nhóm cổ phiếu ngành Bia đang diễn biến khá tiêu cực khi 2 ông lớn SAB và BHN đều đang điều chỉnh. Đà giảm của BHN đã giảm tốc đáng kể sau khi chạm hỗ trợ 88,100 đồng/cp. Riêng SAB giảm gần 1% với thanh khoản khá cao cho thấy lực xả đang khá quyết liệt. Nhóm chỉ báo Momentum vẫn cho tín hiệu tiêu cực nên vẫn cần duy trì sự thận trọng ở cổ phiếu này trong hiện tại.
Nhóm cổ phiếu Ngân hàng vẫn đang giao dịch khá tích cực với sắc xanh chiếm ưu thế. Riêng ACB đang là trụ đỡ chính cho HNX-Index khi tăng hơn 2.5%, tương ứng mức đóng góp gần 0.38% và đà tăng của HNX-Index. Tuy vậy, với việc cổ phiếu này đang tet lại vùng kháng cự 23,800-25,300 thì đà bứt phá có thể chững lại trong thời gian tới.
Nhóm cổ phiếu Thủy sản cũng đang giao dịch khá tốt với HVG, VHC đang tăng khá mạnh. Nổi bật nhất là HVG đang bứt phá hơn 3.2%. Vùng 8,300-8,600 sẽ là mục tiêu của cổ phiếu này trong ngắn hạn.
Khối ngoại mua ròng hơn 54 tỷ đồng trên HOSE và hơn 8.6 tỷ đồng trên HNX. VNM, SSI, HPG, MSN, NVL... là những cổ phiếu được mua vào khá sôi động trong phiên sáng nay.
10h30: Nhóm Ngân hàng lấy lại “phong độ”
Sau một thời gian trầm lắng, nhóm cổ phiếu Ngân hàng đã quay trở lại đà tăng trong bối cảnh thị trường biến động phức tạp.
Các chỉ số thị trường đang có sự phân hóa mạnh mẽ khi HNX-Index thì tăng khá mạnh trong khi VN-Index có dấu hiệu điều chỉnh nhẹ.
Điểm nhấn đáng chú ý nhất trên HOSE là nhóm Ngân hàng. Các mã cổ phiếu CTG, BID, MBB, VCB... đều đang tăng trưởng. Đặc biệt, MBB đang được khối ngoại giao dịch rất sôi động với khối lượng lớn.
Riêng STB đang hình thành dạng mẫu hình giá lên Pennant khá điển hình. Nếu như giá tiếp tục tích cực trong các phiên tới thì khả năng vượt mức 12,000 là khá cao.
Nhóm ngành Thủy sản đã có sự khởi sắc trở lại với sự gia tăng mạnh của HVG. Với sự xuất hiện của Rising Window thì cổ phiếu này có thể quay trở lại đà tăng trong ngắn hạn nếu vùng 6,500-6,800 không bị phá vỡ.
Trên HNX, cổ phiếu KLF cũng đang có dấu hiệu cho thấy khả năng về lại vùng đáy cũ tháng 01/2017 (tương đương vùng 1,900-2,400) là rất lớn khi khối lượng sụt giảm dần.
Độ rộng toàn thị trường khá mạnh với 156 mã tăng điểm và 111 mã giảm điểm. Đến thời điểm này (10h30) đã có 21 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công với giá trị hơn 517 tỷ đồng.
9h30: Giằng co mạnh nhưng không quá rủi ro
Việc các ETF đều đang duy trì trong trạng thái discount có thể ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Tuy nhiên, xu hướng tăng vẫn được giữ vững nên tình hình không quá rủi ro.
VN-Index đang test lại các ngưỡng kháng cự mạnh nên dự kiến quá trình giằng co mạnh sẽ tiếp tục trong các phiên tới.
Điểm đáng chú ý nhất là các ETF quan trọng như Van Eck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều đang trong trạng thái discount nên khả năng điều chỉnh vẫn còn khá lớn.
Trên HOSE, mã VJC sau giai đoạn giằng co, tích lũy trước đó đã bứt phá mạnh mẽ trở lại. Mục tiêu dự kiến trong ngắn hạn là vùng 135,000-140,000.
Mã SAB đang giằng co và có thể tạo thành mẫu hình Triangle trong thời gian tới. Quá trình này dự kiến sẽ kéo dài thêm 1-2 tuần nữa.
Còn VIC đang test lại cận dưới của kênh giá tăng dài hạn (tương đương vùng 42,000-43,500). Khối ngoại bắt đầu mua ròng nhẹ sau nhiều phiên bán ròng cũng là tín hiệu đáng chú ý.
Trên HNX, DGC tạo đáy dài hạn trong vùng 35,000-40,000 và bắt đầy bứt phá với khối lượng tốt. Bên cạnh ACB, đây là một trong những mã được nhà đầu tư chú ý nhiều nhất.
Tính tới 9h30, VN-Index đang tăng nhẹ 0.51% giao dịch ở mức 718.70 điểm trong khi HNX-Index tăng 1.10% và giao dịch tại mức 90.01 điểm./.
|