Nhịp đập Thị trường 14/03: Đà tăng được củng cố
Các thống kê cho thấy đà tăng đang được củng cố và bên mua đang dần chiếm lại ưu thế. Tuy nhiên, điểm trừ lớn nhất là khối lượng vẫn đang ở mức thấp.
VN-Index kết phiên giao dịch tăng 4.54 điểm tương đương 0.64% lên mức 714.71 điểm. HNX-Index tăng 0.17% lên mức 87.16 điểm.
Độ rộng toàn thị trường khá mạnh với 229 mã tăng điểm và 224 mã giảm điểm. Ưu thế đang nghiêng nhẹ về bên mua.
Giá trị khớp lệnh cả hai sàn đạt hơn 3,316 tỷ đồng. VN-Index ở trạng thái tăng điểm trong hầu hết thời gian giao dịch. Trong những phiên gần đây, khối ngoại lướt sóng khá mạnh.
Đáng chú ý nhất trên sàn HOSE là nhóm cổ phiếu Thực phẩm - Đồ uống. Điển hình là mã SAB, MSN, VNM...
SAB đã có thời gian diều chỉnh, tích lũy kéo dài và phục hồi mạnh trong phiên giao dịch hôm nay. MSN cũng đang chuẩn bị vượt qua kênh giá ngắn hạn với mục tiêu mới là vùng 45,000-46,000.
VNM cùng với MSN, KDC là những mã được khối ngoại giao dịch mạnh trong nhóm ngành này.
Một điểm nhấn khác là TCH. Giá đang trong quá trình tích lũy mạnh trong thời gian gần đây. Điểm đáng chú ý là khối lượng giao dịch đã bứt phá rất mạnh và đạt mức cao nhất trong vòng 4 tuần qua. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang bị hấp dẫn khi mà giá test lại vùng đáy cũ 15,000-16,200.
Nhóm ngành Tiện ích vẫn giữ vững đà tăng trưởng. Các mã GAS, ASP... khá tích cực và có khối lượng ổn định.
Nhóm Xây dựng cũng bứt phá với sự tích cực của CII và ROS.
HNX-Index giằng co mạnh trong hầu hết thời gian giao dịch và không tăng mạnh như VN-Index.
Khối ngoại bán mạnh DCS. Mã này không còn nhiều sức hút như trước do sự sụt giảm liên tục. Dự kiến nếu giá về lại vùng 1,900-2,200 thì mới hấp dẫn nhà đầu tư trở lại.
TVC đang có sức hút khá lớn sau khi tạo đáy vững chắc trong vùng 12,400-13,200. Khối lượng giao dịch cũng tăng trưởng gần 3 lần so với tuần trước cho thấy dòng tiền đang đổ vào cổ phiếu này khá mạnh. Giá đóng cửa ở mức trần với dư mua rất lớn.
Khối ngoại mua ròng 31.81 tỷ đồng trên HOSE và mua ròng 4.33 tỷ trên HNX.
14h: VN-Index đột ngột bứt phá mạnh
Nhóm cổ phiếu ngành Thực phẩm - Đồ uống, Tiện ích đang phục hồi khá ấn tượng kéo theo sự phục hồi của VN-Index.
Các cổ phiếu ngành Thực phẩm - Đồ uống đang phục hồi mạnh. Điển hình là mã SAB, MSN, VNM...
SAB đã có thời gian diều chỉnh, tích lũy kéo dài vài tuần trước khi phục hồi mạnh trong phiên giao dịch hôm nay. MSN cũng đang chuẩn bị vượt qua kênh giá ngắn hạn với mục tiêu mới là vùng 45,000-46,000.
VNM đang hình thành mẫu hình Descending Triangle với mục tiêu giá (target price) dự kiến lên đến vùng 135,000-136,000.
Một điểm cũng rất đáng chú ý nữa là khối ngoại đang giao dịch rất sôi động VNM, MSN và KDC trong thời gian gần đây.
TCH cũng đang trong quá trình tích lũy mạnh trong thời gian gần đây. Điểm đáng chú ý là khối lượng giao dịch đã bứt phá rất mạnh và đạt mức cao nhất trong vòng 4 tuần qua. Điều này cho thấy nhà đầu tư đang bị hấp dẫn khi mà giá test lại vùng đáy cũ 15,000-16,200.
Tính tới 14h, VN-Index ở mức 714.86 điểm tương ứng mức tăng 0.66%, HNX-Index tăng 0.31% lên mức 87.29 điểm.
Phiên sáng: Large Cap cứu thị trường
VN-Index giằng co mạnh liên tục trong phiên giao dịch buổi sáng nhưng nhìn chung là ngày càng tích cực hơn cho đến cuối phiên. Kết quả này có được chủ yếu là nhờ sự bứt phá của nhóm Large Cap.
Kết phiên sáng, VN-Index lên mức 712.95 điểm tăng 0.39% so với tham chiếu; HNX-Index dừng tại mức 87.29 điểm, tăng 0.31%. Độ rộng thị trường khá cân bằng với 197 mã tăng điểm và 186 mã giảm điểm.
Trên HOSE, mã TCH đã tăng trở lại sau khi test vùng đáy cũ 15,000-16,200. Đây được đánh giá là có độ tin cậy cao nhờ thời gian tồn tại khá lâu và số lần test thành công nhiều trong quá khứ.
Nhóm Large Cap đóng góp khá nhiều trong đà tăng của VN-Index. VNM đã có dấu hiệu tích lũy và đang hình thành mẫu hình Descending Triangle. Mục tiêu giá dự kiến của mẫu hình này là vùng 135,000-136,000. Khối ngoại cũng đang giao dịch rất sôi động cổ phiếu này.
Nhóm ngành tiện ích vẫn giữ vững đà tăng trưởng. Các mã GAS, ASP, CNG... khá tích cực và có khối lượng ổn định.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng dù không sụt giảm mạnh nhưng sự chững lại của nhóm này dự kiến sẽ còn kéo dài. Mã cổ phiếu VND vẫn đang được khối ngoại giao dịch khá mạnh với thiên hướng mua ròng.
Trong khi đó, DCS không còn nhiều sức hút như trước do sự sụt giảm liên tục. Dự kiến nếu giá về lại vùng 1,900-2,200 thì mới hấp dẫn nhà đầu tư trở lại.
Thanh khoản toàn thị trường duy trì khá khi đạt 94.79 triệu đơn vị và giá trị đạt 1,832 tỷ đồng.
Nhóm phân bón được khối ngoại mua mạnh
Thị trường biến động phức tạp và phân hóa mạnh. Tuy nhiên, nhóm phân bón đang được khối ngoại chú ý trong phiên hôm nay.
Mặc dù các chỉ số thị trường đều tăng nhưng nhìn chung sự phân hóa đang diễn ra khá mạnh mẽ.
Cổ phiếu VietJet vẫn đang điều chỉnh nhẹ nhưng nhìn chung điểm tích cực là khối ngoại đã mua ròng trở lại. Tuy nhiên, điểm nhấn đáng chú ý nhất trên HOSE là nhóm phân bón. Các mã cổ phiếu DPM, DCM đều đang được mua ròng với khối lượng lớn và chiếm khoảng 20%-30% tống khối lượng giao dịch.
Hầu hết những mã Ngân hàng đều đang điều chỉnh nhẹ hoặc đứng giá, trừ STB, VCB đang tăng. Nhóm chứng khoán cũng thiếu ổn định trong thời gian gần đây.
Nhóm ngành tiện ích tăng trưởng khá mạnh nhờ sự bứt phá của GAS, ASP, CNG... Điều này cho thấy sự chuyển hướng chiến lược của giới đầu tư sau một thời gian khá dài tập trung vào nhóm tài chính (chứng khoán, ngân hàng...) và Nông – Lâm – Ngư.
Trên HNX, cổ phiếu VND đang được khối ngoại giap dịch khá mạnh. Mẫu hình Triangle đang được hình thành trên cổ phiếu này chứng tỏ khả năng bứt phá là khá cao.
KLF cũng đang có dấu hiệu cho thấy khả năng về lại vùng đáy cũ tháng 01/2017 (tương đương vùng 1,900-2,400) là rất lớn khi khối lượng sụt giảm mạnh đột ngột.
Độ rộng toàn thị trường khá cân bằng với 177 mã tăng điểm và 168 mã giảm điểm. Đến thời điểm này đã có 54 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng thành công với giá trị hơn 1,065 tỷ đồng.
Mở cửa: Nhà đầu tư thận trọng trong ngắn hạn
Chứng khoán thế giới biến động phức tạp đã ảnh hưởng đến tâm lý nhà đầu tư. Việc các chỉ số thị trường duy trì dưới các ngưỡng kháng cự mạnh cũng khiến cho giao dịch có phần trầm lắng vào đầu phiên.
VN-Index cũng như HNX-Index đang test lại các ngưỡng kháng cự mạnh và chưa có dấu hiệu phá vỡ các ngưỡng này khiến cho nhiều nhà đầu tư bắt đầu lo lắng.
Điểm đáng chú ý nhất là các ETF quan trọng như Van Eck Vectors Vietnam ETF (VNM ETF) và FTSE Vietnam UCITS ETF (XFVT) đều sụt giảm khá mạnh. Mặt khác, cả hai ETF này đang trong trạng thái discount nên rủi ro điều chỉnh vẫn còn khá lớn.
Trên HOSE, mã TCH đã rơi về vùng đáy cũ 15,000-16,200. Điều này cho thấy quá trình tích lũy đang diễn ra trong ngắn hạn. Vùng 15,000-16,200 được đánh giá là có độ tin cậy cao nhờ thời gian tồn tại khá lâu và số lần test thành công nhiều.
VNM đã có dấu hiệu tích lũy và đang hình thành mẫu hình Descending Triangle. Mục tiêu giá dự kiến của mẫu hình này là vùng 135,000-136,000.
Trên HNX, TVC đang có sức hút khá lớn sau khi tạo đáy vững chắc trong vùng 12,400-13,200. Khối lượng giao dịch cũng tăng trưởng gần 3 lần so với tuần trước cho thấy dòng tiền đang đổ vào cổ phiếu này khá mạnh.
KLF cũng đang có dấu hiệu cho thấy khả năng về lại vùng đáy cũ tháng 01/2017 (tương đương vùng 1,900-2,400) là rất lớn.
Tính tới 9h30, VN-Index đang tăng nhẹ 0.20% giao dịch ở mức 711.56 điểm trong khi HNX-Index tăng 0.18% và giao dịch tại mức 87.17 điểm.
|