Thứ Ba, 21/03/2017 16:30

Điều gì đã khiến đồng USD trượt dốc?

Đây lẽ ra là năm chứng kiến sức mạnh to lớn của đồng USD khi đồng bạc xanh thường tăng cùng nhịp với nền kinh tế và những động lực tích cực từ các chính sách kích thích tăng trưởng của Nhà Trắng, CNBC cho hay.

Thế nhưng, cho tới nay, đồng USD lại giảm sút, ngay cả sau khi đồng tiền này cố gắng hồi phục trong tháng 2/2017. Chỉ số đồng USD đã sụt 2.1% kể từ thời điểm đầu năm 2017 và giảm 1.4% kể từ cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) hồi tuần trước.

“Đà tăng của đồng USD đang bị mắc kẹt trong vũng lầy”, Boris Schlossberg, Giám đốc quản lý chiến lược ngoại hối tại BK Asset Management, cho hay.

Nguyên nhân chủ yếu có lẽ là do chính sách của Fed và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) không khác biệt như các chuyên viên kỳ vọng. Điều này có nghĩa là chênh lệch giữa lãi suất tại Mỹ và lãi suất ở châu Âu dần thu hẹp, qua đó tác động đến các đồng tiền. Trong đó, đồng Euro tăng cao khi đồng USD bị suy yếu.

Tuần trước, các quan chức Fed đã nâng lãi suất thêm 0.25% lên 0.75%-1% tại cuộc họp ngày 15/03/2017, nhưng vẫn giữ nguyên dự báo chỉ còn 2 lần nâng lãi suất trong năm nay, một động thái thể hiện Fed tỏ ra thận trọng hơn dự báo của các chuyên viên giao dịch.

* Đáp lại kỳ vọng của thị trường, Fed nâng lãi suất lần đầu trong năm 2017

Chỉ số đồng USD (ICE U.S. Dollar Index) – thước đo diễn biến của đồng USD so với 6 đồng tiền chủ chốt khác – đã mất 0.5% trong tuần trước khi diễn ra cuộc họp Fed và sau khi ECB đã bàn luận về việc có nên nâng lãi suất trước lúc chấm dứt chương trình mua trái phiếu hay không tại cuộc họp ngày 09/03. Điều này đã làm dấy lên khả năng ECB có thể nâng lãi suất cùng với Fed, qua đó làm gia tăng tính cạnh tranh của đồng Euro so với đồng USD.

“Tôi nghĩ đồng USD thực sự bám khá sát theo sự chênh lệch lãi suất giữa ECB và Fed. Không chỉ lãi suất thị trường ở Mỹ thay đổi, mà lãi suất thị trường ở khu vực châu Âu cũng bất ngờ tăng cao, và tôi nghĩ rằng đây là yếu tố thu hẹp chênh lệch lãi suất”, Robert Sinche, Chiến lược gia ngoại hối toàn cầu hàng đầu tại Amherst Pierpont, cho hay.

Ông Schlossberg cho biết đồng USD cũng đang phản ứng với một sự thật là không có yếu tố nào thúc đẩy chương trình tài khóa của Donald Trump, đặc biệt là việc cải cách thuế suất. Trước đây, đồng bạc xanh đã tăng cao hơn nhờ kỳ vọng Tổng thống Donald Trump, cùng với Quốc hội dưới sự chi phối của Đảng Cộng hòa, có thể đẩy nhanh tiến trình thực hiện các chính sách nới lỏng quy định, chi tiêu cơ sở hạ tầng và giảm thuế suất cho các tập đoàn cũng như cá nhân. Tuy nhiên, tiến trình này đã bị chậm lại do chính quyền Donald Trump đang tập trung vào nỗ lực loại bỏ và thay thế đạo luật Obamacare.

Các chiến lược gia còn cho biết thị trường đang xem xét tại sao các nhà lãnh đạo tài chính thuộc nhóm G20 lại đồng ý từ bỏ cam kết chống lại các hình thức bảo hộ thương mại, vốn đã tồn tại từ lâu, trong tuyên bố chính sách chung hồi cuối tuần trước. Tuy nhiên, đồng USD lại phản ứng mạnh hơn trước thông tin về lãi suất.

Theo quan điểm của các chiến lược gia tại Brown Brothers Harriman, chỉ số đồng USD có vẻ yếu về mặt kỹ thuật và nếu chỉ số này đột phá mốc 100, thì mức thấp nhất trong ngày 02/02/2017 gần 99.25 có thể trở lại. Chỉ số đồng USD đã ở mức 100.36 vào giữa phiên ngày thứ Hai, và cũng vì chỉ số này đại diện cho đồng USD so với các đồng tiền chủ chốt khác, do đó dễ bị tác động nặng nề bởi đồng Euro. Trong phiên giao dịch ngày thứ Hai, đồng Euro ở mức 1.07 USD.

“Các điều kiện kỹ thuật thật sự khá tồi tệ đối với đồng USD, do đó chúng tôi nghĩ là đồng tiền này có thể chứng kiến một vài tuần bán tháo liên tiếp”, Win Thin, Chiến lược gia tiền tệ cấp cao tại Brown Brothers Harriman, cho biết.

Ông Sinche cho biết khoảng cách giữa lãi suất Mỹ và lãi suất nước ngoài đang dần thu hẹp và đây là yếu tố chi phối rất mạnh đến đồng USD. “Tôi nghĩ đà bán tháo đồng USD có lẽ hơi quá trớn, nhưng tôi không thể nhảy dựng lên và nói đây là thời điểm để mua đồng USD”, ông chia sẻ./.

Các tin tức khác

>   Forbes: Bảng xếp hạng tỷ phú 2017 có thêm bà Nguyễn Thị Phương Thảo (21/03/2017)

>   Nền kinh tế nào chuẩn bị bứt phá trong năm 2017? (21/03/2017)

>   Vì sao quyết định nâng lãi suất vừa qua của Fed là... dở? (21/03/2017)

>   Vàng nhích nhẹ lên cao nhất trong 2 tuần rưỡi (21/03/2017)

>   Dầu lùi bước khi số giàn khoan dầu tại Mỹ tăng cao (21/03/2017)

>   Các NHTW thế giới phản ứng thế nào sau quyết định tăng lãi suất của Fed? (20/03/2017)

>   Các nhà sản xuất ngoài OPEC chỉ tuân thủ 64% thỏa thuận cắt giảm sản lượng trong tháng 2 (18/03/2017)

>   Vàng chứng kiến tuần leo dốc mạnh nhất kể từ đầu tháng 2/2017 (18/03/2017)

>   Dầu chứng kiến tuần khởi sắc đầu tiên trong 3 tuần (18/03/2017)

>   OPEC có thể kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng (17/03/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật