Thứ Sáu, 17/02/2017 14:40

Lãi suất lao dốc là “mầm mống” cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới?

Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) Haruhiko Kuroda cho rằng lợi nhuận thấp tại các tổ chức tài chính do lãi suất thấp có thể gieo mầm cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới, đồng thời đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ nhất về ngày “lãnh hậu quả” từ các biện pháp nới lỏng tiền tệ quyết liệt mà các ngân hàng trung ương lớn trên thế giới đang theo đuổi, Reuters đưa tin.

Trong một lời kêu gọi thẳng thắn để có những giải pháp mạnh mẽ hơn trong việc xử lý tình trạng “quá đông đúc” trong lĩnh vực ngân hàng của Nhật Bản, ông Kuroda nói: “Sáp nhập và hợp nhất có thể là những chọn lựa cho các tổ chức tài chính để thúc đẩy lợi nhuận”.

Đối mặt với lạm phát thấp và tăng trưởng kinh tế ì ạch, nhiều ngân hàng trung ương như BOJ, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đã sử dụng các biện pháp nới lỏng tiền tệ phi truyền thống kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 đến nay.

“Mặc dù các biện pháp đó là cần thiết để phục hồi tăng trưởng, nhưng lại khiến cho lãi suất lao dốc, gây ảnh hưởng xấu đến lợi nhuận ở các tổ chức tài chính, vì đã thu hẹp lợi nhuận biên của họ”, ông Kuroda phân tích.

“Lợi nhuận thấp ở các tổ chức tài chính đã làm nổi lên một thách thức mới”, ông cho hay, và bổ sung thêm rằng sự tăng trưởng nhanh trong mảng ngân hàng “ngầm” và công nghệ tài chính mới đã mang đến những thay đổi lớn đối với môi trường ngân hàng toàn cầu.

Tại một hội nghị quốc tế về bảo hiểm tiền gửi hôm thứ Năm vừa qua, ông nêu quan điểm: “Những xu hướng phát triển này cho thấy rằng một dạng khủng hoảng tài chính khác có thể xảy ra trong tương lai”, nhưng không nói rõ hơn.

Những nhận xét ấy khá tương phản với các bình luận trước đây của ông Kuroda. Khi đó, ông nhấn mạnh rằng các lợi ích của những chương trình kích thích kinh tế quy mô lớn bù đắp cho những tác động tiêu cực có thể có, như gây thiệt hại cho các ngân hàng.

Ngoài ra, ông Kuroda còn cho rằng vấn đề lãi suất thấp gây ảnh hưởng đến lợi nhuận ngân hàng là một vấn đề toàn cầu, cụ thể nguồn nợ xấu cao ngất ngưỡng tại một số ngân hàng châu Âu và những trở ngại, chẳng hạn như mảng cho vay đang tăng trưởng ì ạch do sự lão hóa dân số tại quốc gia này gây ra, khiến cho các ngân hàng Nhật Bản gặp nhiều khó khăn.

“Để hệ thống tài chính bảo đảm được sự ổn định trong tương lai thì việc đưa ra những giải pháp khả thi khắc phục tình trạng lợi nhuận thấp tại các tổ chức tài chính đang trở nên ngày càng quan trọng trong dài hạn”, ông nói.

4 năm liên tục in tiền của BOJ đã không thể kéo được nước Nhật thoát khỏi sự trì trệ kéo dài, buộc ngân hàng trung ương này phải chỉnh sửa lại khung chính sách cho tốt hơn, phù hợp với cuộc chiến dài hạn chống lại giảm phát.

Tuy nhiên, những nỗ lực nhằm vực dậy nhu cầu chi tiêu èo uột của người tiêu dùng Nhật thông qua chính sách tiền tệ phi truyền thống đã tạo ra những vấn đề mới cho ngân hàng trung ương này trong việc xử lý những vấn đề liên quan đến thị trường và các tổ chức tài chính./.

Các tin tức khác

>   Hanjin Shipping phá sản gây rúng động ngành vận tải biển toàn cầu (17/02/2017)

>   Bắt Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung (17/02/2017)

>   Vàng lên cao nhất trong hơn 3 tháng (17/02/2017)

>   Dầu tăng nhẹ nhờ dự báo OPEC sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng (17/02/2017)

>   Thật kỳ lạ! Vàng, chứng khoán và đồng USD đang đồng thời leo dốc (17/02/2017)

>   Ngay cả bỏng ngô cũng có thể trở thành nạn nhân nếu NAFTA kết thúc (17/02/2017)

>   Toyota lên tiếng trước rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ (17/02/2017)

>   Hãy đầu tư vào Mỹ! (16/02/2017)

>   Pepsi khẳng định lại vị thế công ty toàn cầu (16/02/2017)

>   Anh tiếp tục lưu hành tờ tiền polymer 5 bảng có mỡ động vật (16/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật