Thứ Sáu, 17/02/2017 11:37

Hanjin Shipping phá sản gây rúng động ngành vận tải biển toàn cầu

Một tòa án ở Seoul (Hàn Quốc) ngày 17/2 đã chính thức tuyên bố hãng vận tải biển Hanjin Shipping Co. phá sản, chấm dứt hoạt động sau 40 năm và báo trước một sự thay đổi cơ bản trong ngành vận tải biển của đất nước này.

Hanjin là hãng vận tải biển lớn nhất Hàn Quốc và lớn thứ bảy trên thế giới. Hãng này đã bị đặt dưới sự quản lý tài sản của tòa án vào tháng 9/2016 sau khi các chủ nợ do Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc đứng đầu không chấp nhận kế hoạch tự giải cứu của hãng.

Việc Hanjin Shipping Co. bị đặt dưới sự quản lý tài sản đã gây rúng động trong ngành vận tải biển toàn cầu và khiến cho việc cắt giảm nhân sự tăng mạnh trong ngành này.

Hồi đầu tháng này, Tòa án quận trung tâm Seoul đã quyết định chấm dứt kế hoạch tái cơ cấu nợ đối với Hanjin do hầu hết tài sản chính của hãng đã bị phát mại.

Trước đó, Hanjin Shipping Co. đã tìm kiếm sự bảo hộ phá sản ở Hàn Quốc và Mỹ sau khi các chủ nợ từ chối tiếp tục hỗ trợ hãng này với khoản nợ trị giá 5,37 tỷ USD. Đây là vụ bảo hộ phá sản lớn nhất trong lịch sử các hãng tàu biển, vốn đang “chịu đựng” thời kỳ “ế ẩm” nhất trong sáu thập niên qua, do hoạt động trao đổi thương mại trên toàn cầu diễn ra ảm đạm và kinh tế Trung Quốc giảm tốc.

Một số chuyên gia nhận định sự sụp đổ của Hanjin Shipping, hãng vận tải biển khổng lồ của Hàn Quốc, đã khiến ngành vận tải biển thế giới rơi vào hỗn loạn, gây ảnh hưởng nặng nề tới chuỗi cung ứng toàn cầu.

Sau khi Tập đoàn Hanjin tuyên bố phá sản hồi tháng 9/2016, giá vận tải một container cao 12m từ Trung Quốc đến Mỹ tăng vọt 50%.

Cụ thể, giá vận tải từ Trung Quốc đến các cảng bờ Tây tăng từ 1.100 USD/container lên 1.700 USD/container và giá vận tải từ Trung Quốc đến bờ Đông của Mỹ tăng từ 1.700 USD/container lên 2.400 USD/container./.

http://www.vietnamplus.vn/hanjin-shipping-pha-san-gay-rung-dong-nganh-van-tai-bien-toan-cau/431144.vnp

Các tin tức khác

>   Bắt Phó Chủ tịch Tập đoàn Samsung (17/02/2017)

>   Vàng lên cao nhất trong hơn 3 tháng (17/02/2017)

>   Dầu tăng nhẹ nhờ dự báo OPEC sẽ gia hạn thỏa thuận cắt giảm sản lượng (17/02/2017)

>   Thật kỳ lạ! Vàng, chứng khoán và đồng USD đang đồng thời leo dốc (17/02/2017)

>   Ngay cả bỏng ngô cũng có thể trở thành nạn nhân nếu NAFTA kết thúc (17/02/2017)

>   Toyota lên tiếng trước rủi ro từ chính sách thương mại của Mỹ (17/02/2017)

>   Hãy đầu tư vào Mỹ! (16/02/2017)

>   Pepsi khẳng định lại vị thế công ty toàn cầu (16/02/2017)

>   Anh tiếp tục lưu hành tờ tiền polymer 5 bảng có mỡ động vật (16/02/2017)

>   Vàng chấm dứt chuỗi sụt giảm 4 phiên liền (16/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật