Thứ Tư, 15/02/2017 13:22

Bộ Công Thương lên tiếng về dự thảo Nghị định hàng hóa, dịch vụ thực hiện độc quyền Nhà nước

Việc ban hành Danh mục sẽ giúp hệ thống hóa và minh bạch hóa tất cả các loại hàng hóa, dịch vụ, địa bàn độc quyền nhà nước (ĐQNN) trong hoạt động thương mại phù hợp với cam kết quốc tế, các chính sách và quy định hiện hành, đồng thời là cơ sở để các cơ quan quản lý nhà nước cũng như các chủ thể khác trong xã hội thực hiện chức năng giám sát công khai việc thực hiện trong các lĩnh vực được liệt kê.

Theo Bộ Công Thương, Dự thảo Nghị định và Danh mục được xây dựng với quan điểm chủ đạo là không mở rộng và không tăng thêm các lĩnh vực ĐQNN đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành, đồng thời phù hợp với các cam kết quốc tế hiện hành của Việt Nam.

Toàn bộ các loại hàng hóa, dịch vụ được liệt kê tại Danh mục đều là các loại hàng hóa, dịch vụ hiện đang áp dụng ĐQNN, phù hợp với nguyên tắc quy định tại khoản 1 Điều 4 dự thảo Nghị định là giới hạn phạm vi thực hiện ĐQNN chỉ trong các lĩnh vực, địa bàn thiết yếu mà Nhà nước cần phải giữ độc quyền liên quan đến an ninh - quốc phòng, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hoặc các thành phần kinh tế khác không muốn hay không có khả năng tham gia.

Theo đó, danh mục không mở rộng và cũng không tăng thêm các lĩnh vực ĐQNN ngoài các lĩnh vực đã được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Ngoài ra, ĐQNN đối với các loại hàng hóa, dịch vụ được quy định tại Danh mục không phải được thực hiện đối với tất cả các hoạt động thương mại có liên quan tới hàng hóa, dịch vụ đó mà chỉ giới hạn trong một hoặc một số hoạt động thương mại cụ thể, phù hợp với chủ trương giới hạn phạm vi ĐQNN và các quy định của pháp luật hiện hành.

Ngoài Bộ trưởng Bộ Công an và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được hướng dẫn việc thực hiện ĐQNN trong hoạt động thương mại đối với hàng hóa, dịch vụ phục vụ mục đích an ninh quốc phòng, dự thảo Nghị định không cho phép các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương các cấp quy định hàng hóa, dịch vụ, địa bàn thực hiện ĐQNN trong hoạt động thương mại.

Danh mục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định có thể được điều chỉnh giảm khi Luật và Pháp lệnh có liên quan cho phép bãi bỏ lĩnh vực ĐQNN. Bên cạnh đó, theo trình tự luật định, Danh mục ban hành kèm theo dự thảo Nghị định cũng có thể được điều chỉnh giảm khi có đề xuất của Bộ, cơ quan ngang Bộ, UBND các tỉnh hoặc khi có đề nghị bằng văn bản thể hiện nhu cầu và khả năng tham gia của doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế vào các lĩnh vực ĐQNN quy định Danh mục./.

Các tin tức khác

>   HFIC huy động vốn cho 7 chương trình đột phá (15/02/2017)

>   Đưa công nghiệp môi trường trở thành ngành kinh tế quan trọng (15/02/2017)

>   Một số doanh nghiệp ôtô có thể rút khỏi VN (14/02/2017)

>   Ấn Độ, Indonesia, Malaysia và Việt Nam có là mục tiêu tiếp theo trong chiến tranh thương mại của Mỹ? (15/02/2017)

>   Đưa công nghiệp môi trường trở thành ngành kinh tế quan trọng (14/02/2017)

>   DN Nhật tăng đầu tư dịch vụ, sản xuất hàng tiêu dùng (14/02/2017)

>   Cao tốc 45.000 tỷ khai chênh nợ gốc hơn 4.500 tỷ (14/02/2017)

>   Carrefour ngưng mua cá tra, xuất khẩu vào châu Âu không ảnh hưởng (14/02/2017)

>   Tôm xuất khẩu sang Hàn Quốc thuộc diện phải chỉ định kiểm dịch (14/02/2017)

>   Kiên Giang: Huy động 255,000 tỷ đồng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng (14/02/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật