Thứ Hai, 30/01/2017 11:00

Việt Nam chặn tôn mạ nhập khẩu bằng chứng cứ gì?

Việc điều tra chống bán phá giá là biện pháp hoàn toàn thích đáng để bảo vệ ngành sản xuất tôn mạ của Việt Nam.

Nhà máy sản xuất thép mạ màu của NS BlueScope tại Bà Rịa – Vũng Tàu – Ảnh minh hoạ: Văn Nam

Như DĐDN đã thông tin, phiên tham vấn công khai vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá mặt hàng thép mạ (còn gọi là tôn mạ) có xuất xứ từ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc (Mã số vụ việc là AD02) vừa được Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương) tổ chức với sự tham gia của các bên liên quan trong vụ việc. Trong khi các doanh nghiệp Việt Nam đều khẳng định thép mạ nhập khẩu gây thiệt cho sản xuất trong nước thì doanh nghiệp Hàn Quốc cho rằng việc nhập khẩu thép mạ từ Hàn Quốc không gây ra hoặc đe dọa thiệt hại đáng kể nào cho ngành sản xuất trong nước.

Tìm chứng cứ pháp lý để bảo vệ sản xuất trong nước

Công ty Luật Mayer Brown JSM khẳng định, việc điều tra chống bán phá giá là biện pháp hoàn toàn thích đáng để bảo vệ ngành sản xuất tôn mạ của Việt Nam trước hành vi cạnh tranh không lành mạnh của một số doanh nghiệp từ các nước bị điều tra.

Căn cứ pháp lý của vụ việc cũng như tiến trình điều tra cho đến thời điểm hiện tại là hoàn toàn phù hợp với quy định liên quan của pháp luật Việt Nam, Điều VI của Hiệp ước chung về thuế quan và mậu dịch (GATT) 1994 và Hiệp định thực thi Điều VI GATT 1994.

Trước những dấu hiệu hành vi bán phá giá của thép mạ từ Trung Quốc (bao gồm Hồng Kông) và Hàn Quốc nhập khẩu vào Việt Nam đã ảnh hưởng tiêu cực và gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, Công ty Luật Mayer Brown JSM đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh xem xét áp dụng biện pháp chống bán phá giá tại quyết định cuối cùng, rà soát lại hồ sơ, dữ liệu của các doanh nghiệp bị điều tra bảo đảm việc tính toán biên độ phá giá chính xác (theo đại diện của nhà sản xuất trong nước mức thế chống bán phá giá sơ bộ là thấp) và xem xét áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực cho giai đoạn 90 ngày trước ngày áp thuế sơ bộ.

Đại diện cho ngành thép Việt, Hiệp hội Thép Việt Nam tiếp tục đề nghị Cục Quản lý cạnh tranh tính toán mức bán phá giá thật sự hợp lý nhằm ngăn chặn sản phẩm thép mạ bán phá giá vào Việt Nam, bởi khi thép mạ giá rẻ từ Trung Quốc nhập khẩu ổ ạt vào Việt Nam sẽ gây thiệt hại cho ngành sản xuất trong nước, dần dần sẽ chiếm lĩnh thị trường Việt Nam, có thể hình thành lợi thế độc quyền của sản phẩm thép mạ nhập khẩu gây lũng đoạn thị trường.

Doanh nghiệp ngoại “chưa thông”

Tại buổi tham vấn, Công ty Posco Hàn Quốc cho rằng vụ việc này không có thiệt hại/đe dọa gây thiệt hại đáng kể cũng như không có mối quan hệ nhân quả giữa thép mạ nhập khẩu với thiệt hại/đe dọa thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất trong nước. Theo Posco, lượng nhập khẩu từ Hàn Quốc chiếm 4.57% là tỷ lệ rất nhỏ trong giai đoạn điều tra so với các sản phẩm nhập khẩu khác trong đó bao gồm thép mạ cao cấp và mác thép có chứng nhận cung ứng cho phân khúc thị trường cao cấp sử dụng cho các lĩnh vực ô tô và điện tử. Giá bình quân của thép mạ nhập khẩu từ Hàn Quốc cao hơn 85 USD/tấn so với giá bình quân của các đơn vị sản xuất thép mạ tại Việt Nam.

Liên quan đến vụ việc này, một số nhà sản xuất/xuất khẩu của Trung Quốc, gồm: Công ty Bengang Steel Plates Co., Ltd, Công ty Tianjin Haigang Steel Coil Co., Ltd và Công ty Bazhou Sanqiang Metal Products cũng đã lên tiếng đề nghị cơ quan điều tra có một số điều chỉnh trong việc tính toán biên độ bán phá giá của các công ty này.

Hiện nay Bộ Công Thương đang tiến hành điều tra song song vụ việc chống bán phá giá sản phẩm thép mạ nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc (AD02) và vụ việc điều tra áp dụng biện pháp tự vệ đối với tôn màu nhập khẩu vào Việt Nam (SG05).

Do thép mạ là nguyên liệu đầu vào của sản xuất tôn mạ màu do vậy phía Trung Quốc quan ngại nếu cả 2 vụ việc AD02 và SG05 đều có thiệt hại, vì vậy Phòng Thương mại quốc tế Trung Quốc đề nghị tại các báo cáo cuối cùng Cục QLCT cần làm rõ phần thiệt hại của ngành sản xuất trong nước và giải thích đầy đủ, toàn diện, trọn vẹn dựa trên các bằng chứng xác thực và khách quan.

http://enternews.vn/viet-nam-chan-thep-ma-nhap-khau-bang-chung-cu-gi.html

Các tin tức khác

>   Vốn trung và dài hạn cho phát triển chăn nuôi đang thiếu và yếu (30/01/2017)

>   Kinh tế 2017: Bất định chưa hẳn là bất lợi (30/01/2017)

>   Bảo vệ môi trường chính là đầu tư cho phát triển bền vững (30/01/2017)

>   Kinh tế Việt Nam 2017: Khu vực tư nhân sẽ trở thành động lực chính (29/01/2017)

>   Xử lý nghiêm hành vi cản trở hoạt động xe buýt nhanh (29/01/2017)

>   Tận dụng thời kỳ cơ cấu dân số vàng - Vận hội lớn cho đất nước (29/01/2017)

>   Nhìn lại SCIC: Lương trăm triệu, ế vốn và câu chuyện ám ảnh (29/01/2017)

>   Bộ trưởng Bộ Công Thương: Thời điểm khó khăn nhất đã qua (29/01/2017)

>   2016 và sự kiện lịch sử của ngành viễn thông Việt Nam (28/01/2017)

>   EU áp thuế chống bán phá giá đối với thép Trung Quốc và Đài Loan (28/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật