Thứ Sáu, 13/01/2017 15:15

Nhịp đập Thị trường 13/01: Đóng cửa thấp nhất phiên

Càng về cuối phiên, áp lực bán gia tăng ở nhiều cổ phiếu lớn như HPG, VNM, GAS, BVH, FPT hay toàn bộ nhóm ngân hàng như VCB, BID, CTG, STB, ACB,… đã kéo chỉ số VN-Index đóng cửa giảm 1.9 điểm, tương đương mất 0.28%, lui về tại 685.06 điểm – mức thấp nhất trong phiên.

Diễn biến này cùng với việc thanh khoản sụt giảm khá mạnh theo quan điểm phân tích kỹ thuật thì là tín hiệu không mấy tích cực cho các phiên giao dịch sắp tới.

Các cổ phiếu có tính chất đầu cơ là ITA, FLCHQC dẫn đầu toàn thị trường về KL giao dịch trong khi về mặt giá trị mua bán, ROS, HPG và VNM lại là các cổ phiếu lớn nhất trong phiên.

Chốt tuần, VN-Index cộng thêm 5.26 điểm, tương đương tăng 0.77% so với tuần trước và đây cũng là tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp của chỉ số này. Ghi nhận mức tăng gần gấp 2 lần là HNX-Index khi chỉ số này có thêm 1.52% giá trị. Thanh khoản trung bình toàn thị trường tiếp tục suy yếu tuần thứ 2 liên tiếp khi chỉ đạt 2,633.94 tỷ đồng/phiên, giảm nhẹ 1.75% so với tuần trước đó.

14h: Chỉ số giảm khi cầu yếu

Diễn biến trầm lắng đã quay trở lại với nhiều cổ phiếu trong phiên giao dịch buổi chiều. Lực cầu trở nên thận trọng hơn trong khi ở phía bên kia, áp lực bán là không hề suy giảm.

Bên cạnh cổ phiếu thuộc ngân hàng đã có dấu hiệu phân hóa trước đó, các nhóm dầu khí, cao su và phần nào đó là tôn thép cũng đang dần hạ nhiệt.

Ở chiều ngược lại, ngoài điểm sáng là nhóm cổ phiếu phân bón, trong phiên chiều, thị trường ghi nhận nỗ lực của 2 ông lớn ngành chứng khoán là SSIHCM, khi cả 2 đang tăng điểm khá tốt. Tuy nhiên, các đại diện còn lại của nhóm chứng khoán lại có diên biến không mấy khả quan, cá biệt, tân binh FTS (Chứng khoán FPT) còn giảm kịch sàn ngay trong phiên đầu tiên ra mắt.

Phiên sáng: Thanh khoản yếu

Đóng cửa phiên sáng, các chỉ số lui về trở lại gần mức tham chiếu, đồng thời với đó là diễn biến phân hóa của nhóm cổ phiếu ngân hàng.

Sau sự đảo chiều giữa phiên, cổ phiếu của các ngân hàng có sự chi phối lớn của Nhà nước là BID, CTG và VCB lại phải đối mặt với phiên giảm điểm thứ 3 liên tiếp, trong khi đó, cổ phiếu của các ngân hàng cổ phần mang tính đại chúng hơn là STB, SHB cũng giảm điểm, ACB tiếp tục có giao dịch khả quan trong khi NVBEIB hầu như không phát sinh giao dịch.

Nhóm phân bón tiếp tục tăng rất mạnh, LAS, DCM tăng kịch trần còn DPM, BFC cũng tăng điểm mạnh. Cao su, dầu khí như đã nêu trên, cũng duy trì đà tăng tốt mặc dù vậy, mức điểm tăng là không còn mạnh mẽ như phiên trước.

Trước giờ nghỉ, VN-Index tăng 0.08%, cao hơn 1 chút là HNX-Index với 0.21%, trong khi đó, UPCoM-Index bất ngờ giảm khá mạnh 1.1% giá trị. Toàn thị trường có 63.3 triệu đơn vị được trao tay, GTGT tương ứng ghi nhận mức 1,147 tỷ đồng.

10h30: Cổ phiếu ngân hàng khởi sắc

Sau gần 3 phiên điều chỉnh nhẹ, nhóm ngân hàng, tiêu biểu là VCB đã quay trở lại khi đảo chiều tăng điểm từ khởi đầu kém khả quan trước đó. Các cổ phiếu khác trong nhóm là BID và CTG cũng dần tiếp cận mức giá tham chiếu, STB giảm nhẹ trong khi ACB tiếp tục thể hiện đà tăng ấn tượng.

Ở vai trò dẫn dắt, bất chấp khối ngoại mua ròng, VNM tiếp tục đem lại nỗi buồn cho cổ đông khi giảm 400 đ/cp, chỉ riêng cổ phiếu này đang làm VN-Index mấy 0.26 điểm. Trái ngược lại, HBC mặc dù khối ngoại tiếp tục thoái vốn sau phiên bán ròng rất mạnh hôm trước vẫn tăng điểm khá sau khi vùng kháng cự 32,000 được chinh phục thành công. Kháng cự tiếp theo của cổ phiếu này được xem xét tại vùng giá 34,000 đ/cp.

Một cổ phiếu cũng cho dấu hiệu bứt phá sau thời gian dài tích lũy là KDC với việc tăng rất mạnh gần 6%. Việc hợp nhất TACVOC kể từ  quý 4/2016, đang được cho là động lực của đại gia ngành thực phẩm này trong thời gian sắp tới.

9h30: Mở cửa trái chiều

Các lệnh mua bán đầu phiên khá dè dặt đã khiến các chỉ số dao động nhẹ so với tham chiếu khi VN-Index giảm nhẹ trong khi 2 chỉ số còn lại mở cửa nhích nhẹ. Thanh khoản toàn thị trường ở mức thấp, đạt 2.5 triệu đơn vị.

Sự phân hóa cũng diễn ra trong nội bộ top10 vốn hóa sàn HOSE khi 2 mã dẫn đầu về tầm ảnh hưởng là VNM và VCB giảm nhẹ trong khi GAS, VIC, ROS ở chiều ngược lại.

Như thường lệ, nhóm thép khởi đầu khá chậm chạp với việc chỉ HSG mở cửa tham chiếu trong khi HPG, TLH đang giảm nhẹ và VGS tăng 100 đồng so với giá đóng cửa phiên liền trước.

Cập nhật trước phiên

Diễn biến tại hai sàn khá tương đồng khi hai chỉ số cùng giảm nhẹ 0.2 điểm. Đóng cửa VN-Index giảm 0.03%, nhóm ngân hàng (trừ STB) có giao dịch chững lại, trong khi chỉ có SAB, BVH, GAS là ba cổ phiếu nâng đỡ cho chỉ số trong nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn. Trên sàn HNX, HNX-Index cũng không giữ được sắc xanh trước phiên ATC, chốt phiên chỉ số này giảm 0.24% tương đương 0.2 điểm.

Thanh khoản duy trì ở mức thấp với tổng GTGD đạt 2,463 tỷ đồng (-12%) chủ yếu do giao dịch thỏa thuận có giá trị thấp hơn so với phiên trước.

NĐTNN bán ròng trên sàn HOSE với giá trị bán ròng trên 187 tỷ đồng và chủ yếu là do việc bán thỏa thuận cổ phiếu HBC của khối ngoại. Cổ phiếu này bị bán ròng hơn 101 tỷ đồng cùng với HPG (-23.2 tỷ đồng), VCB (-16.9 tỷ đồng), NT2 (-15.4 tỷ đồng), HSG (-11.7 tỷ đồng). Trong khi NĐTNN chỉ mua ròng nhẹ ở các cổ phiếu VNM (+11.3 tỷ đồng), GTN (+7.1 tỷ đồng), PVD (+6 tỷ đồng), STB (+3.5 tỷ đồng). Trên sàn HNX, khối ngoại kết thúc 8 phiên mua ròng liên tiếp với giá trị bán ròng chỉ khoảng 2.2 tỷ đồng.

Dầu khí, Phân bón, Cao su, đang là 3 nhóm ngành tích cực nhất thị trường với câu chuyện đi kèm, riêng biệt ở mỗi nhóm. Giá dầu WTI đã tăng hơn 2.8% trong khi mức tăng của giá dầu Brent là 2.7%, hiện tại được giao dịch ở mức 55.57$/thùng là cơ sở để thúc đẩy 2 nhóm doanh nghiệp (cổ phiếu) có liên quan với nhau là dầu khí và cao su cùng nhau khởi sắc. Trong khi đó, thông tin ngành phân bón được chuyển từ việc không chịu thuế như hiện tại sang hình thức chịu thuế 0%, làm dấy lên khả năng ngành này được khấu trừ thuế đầu vào lại giúp nhóm cổ phiếu phân bón có phiên tăng rất mạnh sau thời gian dài trầm lắng.

Các tin tức khác

>   Vietstock Daily 13/01: Dòng tiền vào thị trường vẫn rất khả quan (12/01/2017)

>   Vietstock Daily 13/01: Dòng tiền vào thị trường vẫn rất khả quan (12/01/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 12/01: Thanh khoản sụt giảm mạnh (12/01/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 12/01: Nỗ lực cứu chỉ số bất thành vào phút 90 (12/01/2017)

>   Vietstock Daily 12/01: Tiếp tục leo núi? (11/01/2017)

>   Vietstock Daily 12/01: Tiếp tục leo núi? (11/01/2017)

>   Phân tích kỹ thuật phiên chiều 11/01: Kiểm chứng vùng đỉnh cũ 680 – 690 điểm (11/01/2017)

>   Nhịp đập Thị trường 11/01: Bùng nổ, VN-Index tăng hơn 6 điểm (11/01/2017)

>   Vietstock Daily 11/01: Giới đầu tư vẫn chưa mặn mà chốt lời? (10/01/2017)

>   Vietstock Daily 11/01: Giới đầu tư vẫn chưa mặn mà chốt lời? (10/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật