Thứ Năm, 19/01/2017 10:06

Nhà đầu tư “chê” dự án giấy ngàn tỉ Phương Nam

Bộ Công Thương đang tìm nhà đầu tư để thực hiện cổ phần hóa hoặc chuyển đổi công năng dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam, sau khi đã đầu tư hàng ngàn tỉ đồng mà không thể đưa nhà máy vào hoạt động. Thế nhưng, đã có không ít nhà đầu tư đến tìm hiểu xong rồi ra đi.

Nhà đầu tư “chê” dự án giấy Phương Nam. Trong ảnh là cổng chính vào Nhà máy bột giấy Phương Nam, huyện Thạnh Hóa, tỉnh Long An. Ảnh: Trung Chánh.

Thông tin trên được ông Lê Tấn Dũng, Phó chủ tịch UBND tỉnh Long An, nơi đặt nhà máy Phương Nam, nêu ra tại buổi họp thông tin về tình hình kinh tế-xã hội năm 2016 và phương hướng nhiệm vụ năm 2017 của UBND tỉnh Long An diễn ra vào chiều 18-1, tại địa phương này.

Theo ông Dũng, Nhà máy bột giấy Phương Nam hiện do Tổng công ty Giấy Việt Nam thuộc Bộ Công Thương quản lý, là một trong những nhà máy thua lỗ ngàn tỉ, đang được Bộ Công Thương tái cơ cấu. “Khi các nhà đầu tư, đối tác vào tìm hiểu, chúng tôi giới thiệu dự án nhưng họ đến rồi đi rất nhiều”, ông Dũng cho biết.

Ông Nguyễn Xuân Hồng, Phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Long An cũng xác nhận Bộ Công Thương đang có phương án rà soát các dự án hoạt động không hiệu quả, trong đó có dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam để cổ phần hóa hoặc chuyển đổi công năng. “Nhưng đến nay chưa có đối tác nào chịu tiếp quản, do đó Bộ Công Thương vẫn đang tiếp tục rà soát và thực hiện theo hướng này”, ông Hồng cho biết.

Theo tìm hiểu của TBKTSG Online, sau một thời gian dài đầu tư không hiệu quả, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định (Quyết định số 731/QĐ-TTg vào tháng 6-2009) chuyển dự án Nhà máy bột giấy Phương Nam từ Công ty TNHH một thành viên Phát triển công nghiệp và vận tải (Tradico) sang Tổng công ty Giấy Việt Nam đầu tư thực hiện tiếp dự án.

Khi dự án được chuyển về Tông công ty Giấy Việt Nam, đơn vị này tiếp tục cho triển khai nhiều hạng mục mà trước đó Tradico đầu tư dang dở và đưa dự án vào hoạt động như chỉ đạo của Chính phủ. Thế nhưng, khi vận hành thử nghiệm có tải, thì cả hệ thống của nhà máy luôn bị tắc nghẽn và toàn bộ mọi hoạt động của dự án đã ngưng hoàn toàn cho đến nay.

Được biết, trước đó Tổng công ty Giấy Việt Nam đã mời các chuyên gia của Andritz - nhà thầu cung cấp thiết bị cho dự án - sang nghiên cứu sự cố để khắc phục; thậm chí thành lập tổ khảo sát gồm các chuyên gia cơ khí và công nghiệp giấy để nghiên cứu thay thế nguyên liệu sản xuất từ đay (ban đầu) sang gỗ cứng. Thế nhưng, các kết quả nghiên cứu cho thấy không có khả năng khắc phục được sự cố và không có hiệu quả về mặt kinh tế.

http://www.thesaigontimes.vn/156273/Nha-dau-tu-che-du-an-giay-ngan-ti-Phuong-Nam.html

Các tin tức khác

>   Điểm 10 mặt hàng xuất nhập khẩu chủ yếu trong năm 2016 (19/01/2017)

>   TPHCM "lên dây cót" cho Tết Đinh Dậu năm 2017 (19/01/2017)

>   Hà Nội: Ứng vốn thực hiện Dự án xây dựng khu công viên phần mềm (19/01/2017)

>   Kiến nghị tiếp tục đấu giá hạn ngạch nhập khẩu đường 2017 (19/01/2017)

>   Năm 2016, cán cân thương mại có thặng dư 2.52 tỷ USD (19/01/2017)

>   Xuất khẩu thủy sản năm 2017: Gặp khó bởi rào cản kỹ thuật (19/01/2017)

>   Thủ tướng kỷ luật 2 Thứ trưởng Bộ Nội vụ (18/01/2017)

>   Nới khung thuế môi trường: Dân lo xăng tăng giá, Bộ Tài chính nói gì? (18/01/2017)

>   Bốn năm tới, tổng thu từ du lịch sẽ đạt 35 tỉ đô la Mỹ (18/01/2017)

>   Bộ trưởng Trần Tuấn Anh: Tiếp tục tạo lực đẩy cho doanh nghiệp (18/01/2017)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật