Thứ Hai, 05/12/2016 20:00

Chuyển động dòng tiền tuần 28/11-02/12:

VNM trở lại, hàng đầu cơ tiếp tục hút tiền

Trong bối cảnh khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh khiến hai chỉ số chung chịu nhiều áp lực thì dòng tiền trên thị trường có sự trải đều ở các nhóm cổ phiếu từ bluechip đến penny và đặc biệt là nhóm hàng đầu cơ trong tuần giao dịch qua (28/11-02/12).

Tuần qua, VN-Index kết thúc tuần giảm 1.60% đứng tại 665.14 điểm; trong khi HNX-Index đóng cửa tuần tăng 0.41% đang dừng ở 81.17 điểm. Thanh khoản thị trường trên hai sàn cải thiện nhẹ với khối lượng khớp lệnh trung bình phiên trên sàn HOSE đạt 107.16 triệu đơn vị/phiên tăng nhẹ 1.32% so với tuần giao dịch trước; trong khi trên sàn HNX đạt 33 triệu cổ phiếu/phiên tăng 0.56%.

Tác động mạnh lên thị trường tuần qua chính là hoạt động của khối ngoại khi đã bán ròng gần 612 tỷ trên sàn HOSE và các quỹ ETF có lẽ là đối tượng bán ròng mạnh nhất trên thị trường. Tính từ đầu tuần tới nay, V.N.M ETF đã rút ròng tổng cộng 900,000 chứng chỉ quỹ, tương ứng giá trị hơn 264 tỷ đồng. Ngoài ra, sự kiện đáng chú ý nhất tuần qua liên quan đến quỹ ngoại chính là việc FTSE công bố kết quả kỳ đảo danh mục kỳ cuối năm.

Có vẻ khác với những kỳ đảo danh mục lần trước, cổ phiếu được dự báo đúng sẽ được thêm vào rổ FTSE Vietnam Index là CII không còn hấp dẫn nhà đầu tư trong tuần qua khi khối lượng giao dịch bình quân sụt giảm gần 60%, chỉ còn đạt 420,000 cp/phiên và giá giảm nhẹ 0.68% để đóng cửa tại 29,400 đồng/cp. Thực tế thì mức giá của CII hiện tại đang ở mức cao nhất trong vòng 1 năm qua, do đó không loại trừ khả năng NĐT e ngại. Thêm vào đó thì mới đây, CTCP Đầu tư Tân Tam Mã đăng ký bán 8.9 triệu cp (trong tổng số 15 triệu cp đang nắm giữ) của CII 07/12/2016-05/01/2017 để giảm sở hữu từ 6.2% xuống còn 2.5%.

Còn đối với hai mã bị loại khỏi FTSE là HHS và HNG thì khối lượng giao dịch tuần qua cũng sụt giảm lần lượt 9% và 31% so với tuần trước đó.

Cổ phiếu có thanh khoản sụt giảm mạnh nhất trên sàn HOSE tuần qua chính là cổ phiếu vừa mới niêm yết chưa được 1 tháng đó là PC1. Theo đó, khối lượng giao dịch bình quân PC1 tuần qua đạt gần 256,000 cp/phiên, giảm 76% so với tuần giao dịch trước đó. Được biết, PC1 chính thức lên sàn từ ngày 16/11 tại mức giá tham chiếu 36,000 đồng/cp và những phiên giao dịch đầu sau đó rất ấn tượng giúp PC1 chạm mức cao nhất hiện nay tại 49,100 đồng/cp.

Tiếp sau PC1 là TTF với khối lượng giao dịch bình quân giảm 67% dù giá cổ phiếu bật tăng hơn 16% sau thông tin Tân Liên Phát muốn bán gần 29 triệu cp cũng như HĐQT TTF đã thống nhất miễn nhiệm tư cách Thành viên HĐQT của cha con ông Võ Trường Thành.

Ở chiều ngược lại, dẫn đầu về tăng thanh khoản trên HOSE chính là mã đầu cơ KSH với mức tăng gần 920%, từ 178,000 cp/phiên lên mức hơn 1.8 triệu cp/phiên. Đáng chú ý nhất là diễn biến giá của KSH, tuần qua cổ phiếu này giảm gần 25% với 4 phiên giảm sàn liên tiếp. Còn trong 2 tuần trước đó nữa thì KSH có đến 15 phiên tăng trần liên tục từ mức giá 1,400 đồng/cp để lên hơn 4,000 đồng/cp.

Đứng sau KSH cũng là một cổ phiếu đầu cơ khác là HAI với thanh khoản tăng hơn 600% nhưng ngược lại thì giá HAI tuần qua tăng hơn 18%.

Không chỉ có cổ phiếu đầu cơ, hàng loạt cổ phiếu vốn hóa vừa và lớn cũng nhận được sự qua tâm lớn từ NĐT trong nước, qua đó tăng thanh khoản như STB, VHC, SSI, VRC, DPM, VNM, VCB, DRH, KBC,VIC, HPG

Trong số này thì VNM đã có sự trở lại mạnh mẽ cả về thanh khoản lẫn điểm số. Cụ thể, giá cổ phiếu VNM đã tăng gần 4.5% trong tuần qua và khối lượng giao dịch bình quân tăng gần 83% để đạt 2.9 triệu đơn vị/phiên. Nhiều khả năng nhà đầu tư quay trở lại với VNM đến từ thông tin Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) công bố quyết định của về việc chào bán cạnh tranh cổ phần VNM mức giá khởi điểm là 144,000 đồng/cp, cao hơn nhiều so với thị giá hiện nay. Và ngày 12/12 sắp tới đây thì cổ phần VNM do SCIC chào bán sẽ được tổ chức tại Sở Giao dịch chứng khoán TPHCM (HOSE).

Trên HNX, có 26 mã tăng trưởng về dòng tiền trong tuần qua (xét trên nhóm giao dịch từ 100,000 đơn vị/phiên) và 24 mã giảm thanh khoản. Có 3 mã có khối lượng giao dịch bình quân tăng trên 100% so với tuần trước là SIC, SHN và PVS, trong đó SIC đáng chú ý nhất khi thanh khoản tăng 356% và giá tăng gần 15%. Không có nhiều thông tin được công bố liên quan đến hoạt động kinh doanh trong giai đoạn này nhưng cần lưu ý rằng cổ phiếu SIC đã tăng mạnh hơn 370% kể từ đầu năm nay, sau khi Công ty tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để bầu ra ban lãnh đạo mới.

Thế nhưng cũng chưa bằng DST, cổ phiếu này đã tăng đến hơn 45% trong tuần qua cùng thanh khoản tăng thêm 35%. Với DST thì ngày 07/12 tới đây là ngày GDKHQ mua cổ phiếu phát hành thêm tỷ lệ 96%. Được biết, DST dự kiến phát hành thêm 15.8 triệu cp trong đợt này, giá phát hành chỉ 10,000 đồng/cp, thấp hơn nhiều so với mức thị giá hiện tại (02/12/2016) hơn 33,600 đồng/cp.

Cũng tuần qua, giao dịch của KLF tiếp tục ấn tượng với khối lượng bình quân tăng lên hơn 4.3 triệu cp/phiên, tăng gần 33% so với tuần trước và giá tăng hơn 39%.

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm cao nhất sàn HOSE

 

Nguồn: VietstockFiance

Top 20 mã có thanh khoản tăng/giảm mạnh nhất trên sàn HNX

 

Nguồn: VietstockFiance
Các tin tức khác

>   KLF: “Câu chuyện thần tiên” kết thúc? (05/12/2016)

>   “Bé hạt tiêu” TV2 và hành trình trở thành cổ phiếu đắt nhất thị trường (05/12/2016)

>   Cổ phiếu nào sẽ trở thành tâm điểm trong thời gian tới? (05/12/2016)

>   Nhịp đập Thị trường 05/12: VN-Index trụ vững trên 660 điểm (05/12/2016)

>   Sách “Phân tích Kỹ thuật từ A đến Z” tái bản lần 3 (05/12/2016)

>   05/12: Bản tin đầu tuần (05/12/2016)

>   CTG: Thông báo thông qua hợp đồng giao dịch với công ty con (02/12/2016)

>   PX1: Đưa cổ phiếu ra khỏi diện bị hạn chế giao dịch (02/12/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 05/12 (05/12/2016)

>   Top cổ phiếu đáng chú ý đầu phiên 05/12 (05/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật