Vietcombank phát hành thành công 2,000 tỷ đồng trái phiếu
Vietcombank đã chào bán thành công 20 triệu trái phiếu kỳ hạn 10 năm, mệnh giá 100,000 đồng/trái phiếu.
* VCB: Lãi ròng 9 tháng đầu năm tăng 40%, đạt 5,058 tỷ đồng
* Vietcombank được chấp thuận phát hành 8,000 tỷ đồng trái phiếu 2016
Ngày 05/12/2016, Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank (HOSE: VCB) công bố thông tin về Báo cáo kết quả chào bán trái phiếu ra công chúng.
Theo đó, Vietcombank đã chào bán thành công 20 triệu trái phiếu với mệnh giá 100,000 đồng/trái phiếu, thời hạn trái phiếu 10 năm. Đây là loại chứng khoán không chuyển đổi và không có đảm bảo bằng tài sản; lãi được thanh toán sau hàng năm, định kỳ vào ngày tròn năm so với ngày phát hành. Được biết, lãi suất trái phiếu áp dụng cho kỳ tính lãi từ 25/11/2016 đến nhưng không bao gồm ngày 25/11/2017 là 7.57%/năm.
Số lượng trái phiếu phân phối cho nhà đầu tư cá nhân gần 15.7 triệu cp, còn lại phân phối cho các nhà đầu tư tổ chức trong nước. Số trái phiếu nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ sau đợt chào bán là 161,000 cp, tương đương giá trị 16.1 tỷ đồng, chiếm 0.81% tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành.
Kết quả chào bán trái phiếu
|
Vietcombank cho biết mục đích phát hành trái phiếu dài hạn nhằm bổ sung nguồn vốn hoạt động và đáp ứng nhu cầu cho vay của Ngân hàng, đồng thời nâng cao năng lực tài chính và đảm bảo các chỉ tiêu an toàn theo đúng quy định của NHNN. Hiện vốn điều lệ của Vietcombank là 26,650 tỷ đồng.
Kế hoạch sử dụng vốn thu được từ đợt chào bán
|
Trước đó, ngày 28/07/2016, NHNN đã có Quyết định cho phép Vietcombank phát hành trái phiếu bằng VNĐ năm 2016 với tổng mệnh giá 8,000 tỷ đồng.
Đối tượng mua trái phiếu do Ngân hàng phát hành lần đầu trên thị trường sơ cấp không bao gồm các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, công ty con của tổ chức tín dụng.
NHNN yêu cầu Vietcombank có trách nhiệm sử dụng vốn phát hành trái phiếu năm 2016 đúng mục đích, đảm bảo hiệu quả và an toàn hoạt động kinh doanh, đảm bảo tỷ lệ bảo đảm an toàn theo quy định hiện hành. Việc sử dụng vốn từ nguồn phát hành trái phiếu cần tập trung vào lĩnh vực được ưu tiên, khuyến khích; hạn chế rủi ro tập trung tín dụng đối với các khách hàng lớn; hạn chế cho vay đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động động sản, BOT, BT; hạn chế rủi ro trong việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp;…/.
|