Chủ Nhật, 25/12/2016 08:38

Từ 1-1-2017, quy định pháp lý về lãi suất thay đổi...

Quy định về lãi suất trong hợp đồng cho vay sẽ có nhiều thay đổi kể từ 1-1-2017 – khi Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2015 chính thức có hiệu lực.

Quy định cũ và mới

Hiện nay, BLDS năm 2005 quy định các bên trong hợp đồng cho vay có quyền thỏa thuận về lãi suất nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng; trong trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất hoặc có tranh chấp về lãi suất thì áp dụng lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (Điều 476).

Nhưng kể từ 1-1-2017 tới, BLDS năm 2015 quy định các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Trường hợp không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn 20%/năm (Điều 468).

Đối với nghĩa vụ trả nợ của bên vay, BLDS năm 2005 quy định: trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ. (khoản 4 Điều 474). Còn vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (khoản 5 Điều 474).

Nhưng theo BLDS năm 2015 (khoản 4 và 5 Điều 466) thì: (i) Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất 10%/năm trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

Còn trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau: (i) lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất 10%/năm; (ii) lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Về thực hiện nghĩa vụ trả nợ quá hạn BLDS 2005 quy định: (i) nếu khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, đối với trường hợp vay không có lãi (khoản 4 Điều 475); (ii) trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ (khoản 5 Điều 474).

Trong khi, BLDS 2015 (Điều 466) quy định: (i) nếu quá hạn vay, người vay phải chịu mức lãi suất 10%/năm (đối với trường hợp vay không có lãi suất); (ii) trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi suất bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng.

Quy định bên vay phải trả lãi suất quá hạn trong trường hợp vay có lãi là 150% so với lãi suất theo hợp đồng các bên đã thỏa thuận (ví dụ: lãi suất trong hạn các bên thỏa thuận với nhau 20%, nếu đến hạn bên vay không trả được sẽ phải chịu lãi suất 20% x 150% = 30%/năm) sẽ thúc đẩy được trách nhiệm trả nợ của bên vay, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của người cho vay.

Có sự “xung đột”?

Quy định mới về lãi suất của BLDS 2015 (các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác) sẽ “xung đột” với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010. Bởi, khoản 2 Điều 91 Luật Các tổ chức tín dụng quy định: tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ chịu sự điều chỉnh của BLDS năm 2015 hay Luật Các tổ chức tín dụng năm 2010?

Đọc tiếp tại đây..

Các tin tức khác

>   Dùng vốn ngoại tái cơ cấu ngân hàng yếu kém (24/12/2016)

>   Cần sớm hướng dẫn mức trần lãi suất cho vay (24/12/2016)

>   Truy tố nguyên chủ tịch HĐQT OceanBank Hà Văn Thắm (23/12/2016)

>   Sacombank trao xe ô tô cho khách hàng trúng thưởng đợt 1 “Sinh nhật vui – Xuân hạnh phúc” (23/12/2016)

>   Giá vàng trong nước giảm nhưng vẫn cao hơn thế giới gần 5 triệu đồng/lượng (23/12/2016)

>   Xã hội phi tiền mặt: Khoảng cách giữa kỳ vọng và thực tế (23/12/2016)

>   Noel về, các ngân hàng khoác lên những “chiếc áo” lộng lẫy! (23/12/2016)

>   Tỷ giá trong vòng cương tỏa linh hoạt? (22/12/2016)

>   Gần 4.500 tỷ vốn điều lệ cho hai ngân hàng lấy ở đâu? (22/12/2016)

>   Giá vàng giảm 250,000 đồng/lượng (22/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật