Sẽ có nhiều đột phá để “hút” DN đầu tư vào nông nghiệp
Dù đã có nhiều chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp trong thời gian qua, nhưng tỷ trọng doanh nghiệp nông nghiệp trong nền kinh tế vẫn chưa cải thiện.
Tại Diễn đàn “Đối thoại với doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn” diễn ra ngày 3-12, Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Nguyễn Xuân Cường, cho hay sẽ có nhiều chính sách đột phá về đất đai và tín dụng trong thời gian tới để hút doanh nghiệp vào lĩnh vực này.
Cánh đồng mẫu lớn - Ảnh: TL
|
Doanh nghiệp trong nông nghiệp vẫn còn nhỏ bé
Phát biểu tại diễn đàn Bộ trưởng Nguyễn Xuâ Cường, cho hay Thủ tướng Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp như chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng, đất đai, đào tạo nguồn nhân lực…
Từ những nỗ lực đó, đầu tư từ khu vực tư nhân vào nông nghiệp, nông thôn trong thời gian gần đây đã tăng đáng kể, đóng góp quan trọng cho tăng trưởng của ngành. Số doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp tăng từ gần 2.400 doanh nghiệp năm 2007 lên hơn 4.000 doanh nghiệp trong 9 tháng đầu năm 2016. Trong đó, đã có rất nhiều nhà đầu tư thành công và trở thành những đầu tàu về ứng dụng khoa học công nghệ cao, phát triển thị trường, tạo động lực phát triển cho nhiều vùng, địa phương và trong nhiều lĩnh vực.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, theo ông Cường, đầu tư của doanh nghiệp vào nông nghiệp, nông thôn còn rất hạn chế, thiếu ổn định. Tỷ trọng doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nông nghiệp vẫn chỉ chiếm dưới 1% trong tổng số doanh nghiệp của cả nước và đa phần có quy mô vốn nhỏ, số doanh nghiệp có quy mô vốn dưới 5 tỉ đồng chiếm tới hơn 50%. Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp đầu tư chủ yếu dựa vào việc khai thác nguồn lực tài nguyên (đất đai, nước), chưa quan tâm đầu tư một cách căn cơ, ứng dụng khoa học công nghệ, hoặc đầu tư thiết bị hiện đại, chế biến sâu để tăng giá trị gia tăng.
Sự hợp tác, liên kết giữa doanh nghiệp với các nhà khoa học và nông dân trong chuỗi giá trị sản xuất còn ít và chưa chặt chẽ, dẫn đến chi phí cao, khả năng cạnh tranh thấp; chuỗi giá trị ngành hàng bị cắt đoạn, hiệu quả thấp. Đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) mới ở giai đoạn thí điểm, quy mô nhỏ, phạm vi hẹp, các chính sách mới chưa được triển khai và chưa thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp về loại hình đầu tư này.
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp (VCCI), Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại tự do (FTA), các FTA thế hệ mới có mức độ tự do hóa sâu, phạm vi rộng với các đối tác thương mại hàng đầu thế giới. Các hiệp định này mở ra con đường hội nhập thuận lợi hơn cho doanh nghiệp cũng như toàn bộ nền kinh tế với các đối tác thương mại lớn.
Để tận dụng được các FTA này, cách duy nhất là sản phẩm của ngành nông nghiệp đáp ứng được những đòi hỏi khắt khe của thị trường, vượt qua được những hàng rào kỹ thuật mang lại giá trị cao cho người tiêu dùng. Do đó, cần có sự vào cuộc của doanh nghiệp để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm, xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm nông nghiệp…
Gỡ nút thắt đất đai và tín dụng
Mặc dù nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ đã được ban hành nhưng hiệu quả chưa cao, chưa sát với thực tiễn khiến doanh nghiệp không mặn mà trong đầu tư. Ông Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, Viện trưởng Viện Chính sách phát triển nông nghiệp nông thôn, cho biết theo số liệu mới nhất của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), Việt Nam hỗ trợ nông nghiệp chỉ chiếm 7%, chủ yếu qua hệ thống khuyến nông, và cắt giảm một số loại phí, trong khi một số nước khác như Nhật Bản, Hàn Quốc, mức hỗ trợ này là 55% đến 60%.
Đọc tiếp tại đây...
|