Thứ Sáu, 16/12/2016 20:05

Fed nâng lãi suất: Châu Á có nên lo lắng?

Nếu thường xuyên theo dõi các tin tức về kinh doanh và nắm bắt hết các thông tin trong vài tháng qua, thì bạn cũng không có gì ngạc nhiên khi Fed nâng lãi suất hôm thứ Tư (14/12).

Fed từng phát đi tín hiệu này một vài lần trước đó, và các nhà đầu tư trên thế giới đều đã dự đoán được kết quả trong ngày thứ Tư. Câu hỏi quan trọng là mức nâng lãi suất còn có thể lên được thêm bao nhiêu?

Các đồng tiền châu Á nhìn chung đã suy yếu so với đồng USD khi dòng vốn chạy khỏi châu Á và đổ vào đồng USD. Điều đó sẽ có lợi cho xuất khẩu, nhưng không tốt cho tiêu dùng, hàng hóa nhập khẩu và thậm chí cả một nền giáo dục ở nước ngoài đều đắt hơn đối với người tiêu dùng châu Á.

Lãi suất ở Mỹ tăng sẽ ảnh hưởng như thế nào tới khu vực châu Á. Xem xét một cách cụ thể thì còn phụ thuộc rất nhiều vào nước mà bạn ở châu Á là nước nào?

Trung Quốc

 

Các nhà hoạch định chính sách kinh tế của Bắc Kinh luôn quan sát các động thái của Fed trong trạng thái lo lắng. Hãy nhớ rằng, tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại của Trung Quốc thường được cho là xuất phát từ nguyên nhân Fed đã không nâng lãi suất trong nhiều năm qua.

Nhưng khi triển vọng kinh tế Mỹ cải thiện, Fed đã đưa ra tín hiệu sẽ có nhiều đợt tăng lãi suất trong tương lai hơn so với dự kiến ​​ban đầu.

Đó là một tin xấu cho Trung Quốc, bởi vì dòng tiền sẽ tháo chạy khỏi nước này đến các nơi khác để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn, từ đó gây áp lực lên đồng Nhân dân tệ.

Đó là một vòng luẩn quẩn: Đồng Nhân dân tệ càng suy yếu, các nhà đầu tư càng không muốn nắm giữ. Điều này sẽ đẩy Chính phủ Trung Quốc vào vị trí khó khăn. Họ không muốn đồng nội tệ quá yếu vì sẽ khiến việc trả nợ bằng đồng USD của các doanh nghiệp Trung Quốc trở nên nặng nề hơn. Nhưng mặt khác, họ cũng không muốn đồng nội tệ quá mạnh so với đồng bạc xanh, vì sẽ làm tổn hại tới hoạt động xuất khẩu. Tất cả điều này xảy ra cùng lúc khi Trung Quốc được dự báo ​​sẽ tăng trưởng với tốc độ thấp nhất trong hơn 25 năm.

Nhật Bản

 

Các công ty Nhật Bản đang vui mừng với hệ quả là đồng nội tệ yếu. Trong số đó, có nhiều công ty là những doanh nghiệp đóng góp chính cho nền kinh tế Nhật Bản, chẳng hạn như các nhà xuất khẩu Toyota, Honda và Sony.

Đồng JPY đã giảm hơn 8% kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, và thậm chí đã giảm mạnh hơn so với đồng USD hôm thứ Tư vì hầu hết nước Nhật cảm thấy thoải mái với việc đồng JPY suy yếu. Trên thực tế, nước Nhật đã phải thực hiện nhiều biện pháp để làm suy yếu đồng nội tệ nhưng phần lớn đều thất bại (như áp dụng lãi suất âm vào đầu năm 2016).

Đồng JPY yếu hơn sẽ tác động tích cực đến việc xuất khẩu hàng hóa của Nhật trong tạm thời, đặc biệt là qua các nước có vị trí địa lý gần Nhật.

Ngoài ra nếu lợi nhuận tăng trưởng do đồng JPY yếu hơn cũng không dùng để trả lương thêm cho nhân viên thì lại tác động không tốt tới tiêu dùng.

Hồng Kông

 

Cơ quan Tiền tệ Hồng Kông cũng đã nâng lãi suất cơ bản thêm 0.25% lên 1% sau khi Fed nâng lãi suất, do đồng đôla Hồng Kông được neo theo đồng USD.

Vấn đề quan trọng của Hồng Kông là giá cả bất động sản. Là một thành phố nổi tiếng về giá bất động sản đắt nhất trên thế giới, khi Hồng Kông nâng lãi suất theo Fed sẽ khiến chi phí mua nhà trở nên đắt đỏ hơn. Việc sở hữu một căn nhà gần như là một điều không thể đối với nhiều người Hồng Kông, đặc biệt là những người trẻ.

Thực chất, kinh tế Hồng Kông có sự liên thông với kinh tế Trung Quốc, do đó tốc độ tăng trưởng chậm lại của Trung Quốc sẽ tạo ra tác động dây chuyền đến Hồng Kông.

Các thị trường mới nổi

 

Các thị trường mới nổi dường như chịu ảnh hưởng tồi tệ nhất từ việc nâng lãi suất của Fed.

Các chuyên gia của Capital Economics, một công ty chuyên nghiên cứu kinh tế, cho biết đồng ringgit của Malaysia chứng kiến đà sụt giảm mạnh nhất tại khu vực trong tháng qua khi dự đoán trước việc nâng lãi suất của Mỹ vào cuối năm 2016 là điều tất yếu.

Nhiều công ty Malaysia có khoản nợ lớn bằng đồng USD – đồng nghĩa với việc tốn kém hơn khi trả nợ. Trong khi đó, các biện pháp hạn chế nội tệ giảm giá chỉ có một mức độ giới hạn.

Indonesia và Philippines cũng chịu những ảnh hưởng tương tự. Tuy nhiên, có 1 điểm sáng - giá cả hàng hóa tăng sẽ có lợi cho các nước giàu tài nguyên như Indonesia và Malaysia.

Trong khi đó, đồng rupee và cổ phiếu của Ấn Độ đều giảm - mặc dù một phần nguyên nhân là do các vấn đề trong nước, khi Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đột ngột tuyên bố xóa bỏ tờ tiền mệnh giá 500 và 1,000 rupee vào ngày 08/11. Tuy nhiên, Ấn Độ được dự báo là nước ​​sẽ đạt tốc độ tăng trưởng nhanh nhất hơn bất kỳ nền kinh tế lớn nào trong năm 2017./.

Các tin tức khác

>   Vàng “bốc khói” với 6 tuần sụt giảm và sắp tiến vào thị trường con gấu (16/12/2016)

>   “Fed tăng lãi suất” là tin xấu cho Trung Quốc? (16/12/2016)

>   Vàng xuống đáy 10 tháng khi đồng USD vọt lên đỉnh 14 tháng (16/12/2016)

>   Dầu đảo chiều tăng nhẹ sau khi lao xuống đáy 1 tuần (16/12/2016)

>   Janet Yellen khẳng định lại: “Tôi sẽ không đi đâu cả” (15/12/2016)

>   Xác suất nâng lãi suất vào tháng 6/2017 nhảy vọt sau cuộc họp của Fed (15/12/2016)

>   Fed gây bất ngờ với dự định nâng lãi suất 3 lần vào năm 2017 (15/12/2016)

>   Vàng chuyển biến mạnh mẽ sau cuộc họp của Fed (15/12/2016)

>   Dầu quay đầu lao dốc gần 4% sau khi Fed nâng lãi suất (15/12/2016)

>   Đồng USD lên các mức cao nhất sau tuyên bố của Fed (15/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật