Danh mục rủi ro năm 2017
Bên cạnh nợ xấu là gánh nặng rủi ro nội tại lớn nhất hiện nay, có thể liệt kê danh mục các rủi ro chủ yếu khác có khả năng tác động trực tiếp đến chất lượng hoạt động hệ thống ngân hàng trong thời gian đến, bao gồm: lãi suất, bất động sản, tỷ giá ngoại tệ, vàng.
Vốn tín dụng ngân hàng vẫn chiếm vị thế áp đảo trong toàn bộ dòng tiền có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến kinh doanh bất động sản. Ảnh: HẢI NGUYỄ
|
Một dạng rủi ro tiềm ẩn khác là xu hướng đầu cơ nóng từ thị trường chứng khoán sẽ được kích hoạt do chủ trương đẩy nhanh tốc độ thoái vốn doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên sức ép liên thông từ lĩnh vực này không còn chi phối lớn như trước sau khi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chính thức siết chặt cấp tín dụng dành cho đầu tư cổ phiếu không vượt quá 5% mức vốn điều lệ hoặc vốn được cấp của các ngân hàng thương mại (NHTM) chiếu theo quy định hiện hành về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Mặt bằng lãi suất: điểm sáng trong 2016 và câu hỏi cho 2017
Nhìn lại năm 2016, có thể khẳng định sự ổn định của mặt bằng lãi suất được xem là thành công lớn trong điều hành chính sách tiền tệ, là trụ cột quyết định đến xu thế ổn định và phục hồi mạnh mẽ cho toàn bộ nền kinh tế. Lãi suất cho vay nội tệ bình quân hạ thấp theo xu hướng tích cực, phổ biến từ 7-9%/năm, diễn biến này được đánh giá là tốt nhất từ trước đến nay. Thêm vào đó, nhiều ngân hàng tung ra một loạt các gói ưu đãi, có dung lượng lớn, với mức lãi suất tiệm cận tương đương các nền kinh tế tiên tiến trong khu vực, chỉ từ 4-6%/năm. Nỗ lực đồng hành và chia sẻ khó khăn với khách hàng cũng đáng được biểu dương thông qua hàng loạt sáng kiến kết nối giữa doanh nghiệp - ngân hàng, chênh lệch lãi suất (margin) trong kinh doanh tiền tệ chưa khi nào xuống thấp như giai đoạn hiện nay (chỉ còn 2,5-3,5%). Khách hàng tốt thực thụ đang lên ngôi, họ có đủ quyền để chủ động dàn xếp lãi suất cạnh tranh theo hướng tối ưu hóa. Thực tế này không chỉ mang lại nhiều cơ hội mở rộng năng lực tiếp cận vốn tín dụng mà còn phản ánh sự chuyển đổi lớn về chất, gia cố thêm mối quan hệ bình đẳng, hiểu biết, tin cậy lẫn nhau giữa ngân hàng và khách hàng.
Thành công lớn không đồng nghĩa với việc đã hóa giải hầu hết các nguy cơ rủi ro. Ám ảnh tái lạm phát cao vẫn hiện hữu bởi một số tác nhân tiềm ẩn về chi phí đẩy từ bên ngoài lẫn bên trong nền kinh tế. Đây đó nhiều ý kiến cho rằng mặt bằng lãi suất ở ta còn cao, gây trì kéo sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Mặt khác, người đi vay thường quan tâm nhiều đến tính ổn định dài hạn của lãi suất hơn là những mời chào ưu đãi tuy hấp dẫn nhưng lại ngắn hạn, bấp bênh. Hiện đang tồn tại nghịch lý về biên độ chênh lệch quá lớn giữa lãi suất cho vay của ngân hàng và các công ty tài chính tiêu dùng. Một bên bình quân chỉ 10%/năm, trong khi bên kia cao hơn gần gấp 10 lần. Vai trò quản lý nhà nước trong việc xử lý mâu thuẫn lãi suất - nên phục tùng chạy theo hay chủ động lèo lái thị trường - ở đây chính kiến của cơ quan điều hành gần như chưa được thể hiện rõ.
Tư duy quản lý mới xuất phát từ đạo luật cơ bản của đất nước là Bộ luật Dân sự năm 2015 đã khẳng định rõ rằng mức lãi suất thỏa thuận giữa bên cho vay và bên đi vay trong các giao dịch dân sự nếu vượt trên 20%/năm được xem như không có hiệu lực, nhưng mặt khác, vẫn để ngỏ cho nhiều lựa chọn nếu “luật khác có liên quan quy định khác”. Đây chính là chỗ dựa pháp lý nhằm ngấm ngầm hợp pháp hóa các nỗ lực tăng cao lãi suất, khó tránh khỏi tác động tiêu cực của hội chứng “lãi suất xấu chèn ép lãi suất tốt”, có nguy cơ gây rối loạn đến mặt bằng lãi suất đầu vào/đầu ra.
Cũng cần lưu ý, không phải ngẫu nhiên mà sau cơn đại khủng hoảng tài chính 2008, nước Mỹ đã phải nhanh chóng thiết lập định chế Cơ quan bảo vệ tài chính người tiêu dùng (Consumer Financial Protection Bureau - CFPB) nhằm loại trừ sự khuynh đảo của các thế lực tài chính- lợi dụng áp đặt các rủi ro cao về lãi/phí... đối với đa số người tiêu dùng. Mặt bằng lãi suất thấp, hợp lý, cần bao hàm cả tính nhân văn, chỉ thực sự có ý nghĩa một khi mức độ lan tỏa của nó được thừa nhận trên cấp độ phạm vi rộng rãi, đóng vai trò chủ đạo chi phối thị trường, đồng thời được bảo vệ bởi một hệ thống pháp luật chặt chẽ, khả thi, hiệu lực cao.
Cảnh báo sớm rủi ro thị trường bất động sản là cần thiết
Lãi suất tín dụng cũng là nhân tố quan trọng mang lại sự phục hồi ngoạn mục trên lĩnh vực bất động sản trong thời gian vừa qua...
Đọc thêm tại đây.
|