Thứ Năm, 22/12/2016 10:37

Các DN đã đại chúng thuộc Vinatex phải niêm yết trong nửa đầu năm 2017

Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn dệt may Việt Nam - Vinatex (VGT) cho biết các đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn là công ty đại chúng phải hoàn thành niêm yết trong 6 tháng đầu năm 2017.

Ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex phát biểu tại buổi tổng kết

Tại buổi tổng kết hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 và triển khai kế hoạch năm 2017, ông Trần Quang Nghị, Chủ tịch HĐQT Vinatex cho biết bước sang năm 2017, Tập đoàn đặt ra mục tiêu tổng doanh thu tăng 12%, kim ngạch xuất khẩu tăng 11%, giá trị sản xuất công nghiệp tăng 14%, lợi nhuận tăng 6%. Để đạt được các mục tiêu này, các đơn vị cần tăng cường tính chủ động trong công tác thị trường, đặc biệt các thị trường trọng tâm Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Theo dõi sát sao thị trường dệt may, thị trường nguyên phụ liệu thế giới. Đẩy mạnh công tác tìm kiếm khách hàng, tìm hiểu và mở thêm thị trường mới, tận dụng ưu đãi từ các hiệp định FTAs đang có hiệu lực.

Ngoài ra, theo ông Nghị, các đơn vị thành viên Tập đoàn là công ty đại chúng phải hoàn thành niêm yết trong 6 tháng đầu năm 2017.

Được biết, ngày 16/12 vừa qua là ngày chốt danh sách cổ đông để Vinatex thực hiện đăng ký giao dịch trên UPCoM.

Những đơn vị Vinatex sở hữu trên 50% vốn như Nhà máy sợi Phú Hưng, Tổng CTCP dệt may Hòa Thọ, CTCP Đầu tư Phát triển Vinatex, Tổng CTCP Phong Phú, CTCP dệt may Huế, Công ty TNHH MTV Dệt kim Đông Phương... Và các đơn vị Tập đoàn có vốn dưới 50% như Tổng Công ty May Hưng Yên, May Việt Tiến, May Nhà Bè, May Đức Giang, Công ty Dệt Vĩnh Phú, May Hữu Nghị, Dệt lụa Nam Định...

Nói về năm 2016, Tổng Giám đốc Lê Tiến Trường của Vinatex cho biết là năm rất khó khăn đối với ngành dệt may Việt Nam do tình hình dệt may toàn cầu đều suy giảm, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng chậm hơn các năm trước, chỉ đạt khoảng 28.3 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 5% so với năm 2015.

Qua đó, Tập đoàn ước ghi nhận giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá thực tế) ước đạt 37,757 tỷ đồng, bằng 103% so cùng kỳ năm trước; kim ngạch XK (tính đủ) đạt 2,477 tỷ đồng, bằng 104% năm 2015; tổng doanh thu (không VAT) đạt 40,563 tỷ đồng, tăng nhẹ 3% và lợi nhuận trước thuế (không tính đơn vị phụ thuộc) đạt 1,430 tỷ đồng, tăng 9%.

Năm qua, Tập đoàn cũng đã đẩy mạnh các hoạt động đầu tư, tổng cộng có 41 dự án với tổng mức đầu tư (TMĐT) là 5,523.7 tỷ đồng, trong đó có 9 dự án Sợi TMĐT 2,048.3 tỷ đồng; 9 dự án dệt nhuộm với TMĐT 1,399.5 tỷ đồng; 17 dự án may có TMĐT 1,824.7 tỷ đồng; 6 dự án nâng cấp, sửa chữa, thay thế máy móc thiết bị với số tiền 251.2 tỷ đồng.

Trong 8 dự án của Công ty mẹ Vinatex làm chủ đầu tư thì 7 dự án đã đi vào hoạt động, bao gồm nhà máy sợi Nam Định, nhà máy sợi Phú Cường, nhà máy may Vinatex Cần Thơ, nhà máy May Bạc Liêu, nhà máy may Vinatex Lệ Thủy - Quảng Bình, dự án may Tuyên Quang, dự án Yarndyed phía Nam, dự án may Quế Sơn./.

Các tin tức khác

>   VCF: Thông báo ký kết hợp đồng kiểm toán BCTC (21/12/2016)

>   HSG: Bổ sung nội dung chương trình ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính 2016-2017 (21/12/2016)

>   HQC: Thông báo dự án HQC An Phú Tây được chấp thuận bản vẽ tổng mặt bằng phương án kiến trúc công trình (21/12/2016)

>   HQC được thực hiện một loạt dự án nhà ở xã hội (22/12/2016)

>   SJ1: Thông báo mời họp ĐHĐCĐ thường niên năm tài chính từ ngày 01/10/2016 đến ngày 30/09/2017. (21/12/2016)

>   SJ1: Nghị quyết HĐQT (21/12/2016)

>   MWG: Nghị quyết HĐQT về việc hạn chế chuyển nhượng số lượng cổ phiếu phát hành theo chương trình lựa chọn cho người lao động của công ty và công ty con (21/12/2016)

>   SED: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (21/12/2016)

>   QHD: Ngày đăng ký cuối cùng trả cổ tức bằng tiền mặt (21/12/2016)

>   ANCO lớn cỡ nào? (22/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật