Thứ Tư, 14/12/2016 17:51

Báo động thiếu gỗ nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu

Do nguồn gỗ nguyên liệu không đáp ứng đủ nhu cầu nên doanh nghiệp phải nhập khẩu từ hơn 100 quốc gia khác nhau. Tuy nhiên, vẫn có những doanh nghiệp tìm cách xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc, điều này khiến các doanh nghiệp khác đứng trước nguy cơ thiếu hụt nguồn cung.

Một gian hàng trưng bày đồ gỗ tại một hội chợ ở TPHCM. Ảnh: TL.

Ngày 14-12, tại TPHCM các hiệp hội ngành hàng là VIFORES, HAWA, BIFA, FPA Bình Định và tổ chức FOREST TRENDS đã tổ chức hội thảo "Diễn biến nguồn cung gỗ nguyên liệu năm 2017". Tại đây, các báo cáo tham luận tập trung phân tích những yếu tố cung cầu sẽ ảnh hưởng đến nguồn cung gỗ nguyên liệu trong năm 2017.

Theo ông Đỗ Xuân Lập, Chủ tịch Hiệp hội gỗ và lâm sản Bình Định (FPA), ngành chế biến gỗ Việt Nam tiếp tục mở rộng trong những năm tới và đi liền với đó là bài toán về nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu. Hiện nay, gỗ rừng trồng trong nước đã trở thành một nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành chế biến đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam.

Tuy nhiên, trong thời gian qua, tình trạng các công ty có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và thương nhân Trung Quốc đội lốt doanh nghiệp Việt Nam đã hình thành những hệ thống nhà máy và cơ sở thu mua nguyên liệu gỗ ở hầu khắp các vùng nguyên liệu gỗ cao su và gỗ keo tràm, từ miền Nam ra đến khu vực miền Trung - Tây Nguyên để xuất khẩu sang Trung Quốc.

Theo ông Lập, vấn đề cạnh tranh khống chế thị trường cung cấp gỗ nguyên liệu này đang tạo ra sức ép rất lớn, thậm chí có thể gây nguy cơ khủng hoảng gỗ nguyên liệu tại các doanh nghiệp trong nước ở TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai, và Bình Định.

Theo Thông tư 182/2015/TT-BTC ngày 16-11-2015 có hiệu lực ngày 1-1-2016 mức thuế xuất khẩu gỗ nguyên liệu dao động trong khoảng 2-20%. Tuy nhiên, theo phía doanh nghiệp, mức thuế suất thuế xuất khẩu như vậy chưa đủ sức hạn chế hoạt động xuất khẩu gỗ nguyên liệu sang Trung Quốc một cách ồ ạt như thời gian qua, cùng với việc các thương nhân này khai báo không đúng quy cách sản phẩm xuất khẩu để được hưởng ưu đãi về thuế như mặt hàng gỗ xẻ (mã 4407.21.10.10).

Theo số liệu được đưa ra trong báo cáo "Thực trạng sử dụng nguyên liệu chế biến gỗ" tại hội thảo, mỗi năm Việt Nam cần khoảng 31 triệu mét khối gỗ các loại để sản xuất và xuất khẩu, trong đó, 23 triệu mét khối gỗ là từ nguồn cung trong nước, còn lại là nhập khẩu. Hiện tại, nguồn gỗ nguyên liệu cung cấp cho doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu là từ rừng trồng keo, bạch đàn và gỗ cao su.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong 11 tháng của năm nay, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ ước đạt 6,2 tỉ đô la Mỹ, tăng gần 1% so với cùng kỳ năm trước.

http://www.thesaigontimes.vn/154941/Bao-dong-thieu-go-nguyen-lieu-cho-che-bien-xuat-khau.html

Các tin tức khác

>   Xuất khẩu cá tra năm 2016 sẽ đạt 1,7 tỉ đô la (14/12/2016)

>   Khởi công dự án tăng công suất cấp điện cho miền Nam (14/12/2016)

>   Tiềm năng xuất khẩu dệt may vào thị trường EU còn nhiều (14/12/2016)

>   Kiểm tra thị trường 2017 tập trung vào kinh doanh xăng dầu (14/12/2016)

>   Mỹ công bố bản câu hỏi điều tra CBPG đối với thép các bon từ Việt Nam (14/12/2016)

>   Nâng công suất Trạm biến áp 110 kV Tiền Trung (Hải Dương) (14/12/2016)

>   TPHCM: Chấp thuận thay đổi công nghệ mới để xử lý chất thải tại Đa Phước (14/12/2016)

>   Công bố quyết định nhân sự 3 Vụ, Cục chia tách, thành lập mới (14/12/2016)

>   TKV muốn tạm dừng nhà máy phôi thép trên mỏ sắt 35 tỷ USD (13/12/2016)

>   Cần có quyết sách thực hiện hiệu quả bảo lãnh tín dụng DNNVV (13/12/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật