Thứ Năm, 17/11/2016 13:38

Việt Nam dẫn đầu thị phần nhập khẩu tôm của Úc suốt 5 năm liền

Theo Vasep, Australia là thị trường nhập khẩu (NK) tôm lớn thứ 9 thế giới, chiếm khoảng 1.9% tổng giá trị XK tôm của toàn cầu. Trong 5 năm (2010 - 2015), khối lượng NK tôm vào Australia không biến động nhiều, dao động từ 31 - 42 ngàn tấn. Trong đó, Việt Nam vẫn luôn là nguồn cung cấp tôm lớn nhất cho thị trường này.

* Trung Quốc - Thị trường tiêu thụ tôm sú lớn nhất của Việt Nam

* Vực dậy ngành tôm

Được biết, khối lượng NK của quốc gia này đạt cao nhất 42 ngàn tấn vào năm 2010 và đạt thấp nhất 31 ngàn tấn vào năm 2015 trong xu thế giảm tiêu thụ tôm nói chung trên toàn thế giới do sản lượng giảm, kinh tế khó khăn và biến động tiền tệ. Tuy nhiên, 8 tháng đầu năm nay, NK tôm của Australia đạt trên 18 ngàn tấn, trị giá trên 167 triệu USD; tăng 2.1% về khối lượng nhưng giảm 9.2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2015.

Theo đó, Việt Nam vẫn là nhà cung cấp tôm chính với tỷ trọng trên 33% tổng giá trị NK tôm vào Australia. Mặt khác, giá trị NK tôm từ 5 nguồn cung tôm lớn nhất cho Australia đều giảm trong 8 tháng đầu năm 2016. Cụ thể, NK từ Indonesia giảm mạnh nhất 50%, tiếp đó Malaysia giảm 30%, Việt Nam giảm 8.3%, NK từ Thái Lan và Trung Quốc lần lượt giảm 1.9% và 0.3%. Thông tin thêm, Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia là những đối thủ cạnh tranh chính của tôm Việt Nam trên thị trường Australia.

Về phía Việt Nam, Australia là thị trường tiêu thụ tôm lớn thứ 7, chiếm 3.3% tổng XK tôm của Việt Nam đi các thị trường. 9 tháng đầu năm nay, XK tôm từ Việt Nam sang Australia tăng giảm thất thường. Giá trị XK tăng trưởng dương trong tháng 3 và tháng 9 lần lượt là 18.4% và 10.4%. XK trong các tháng còn lại đều giảm so với cùng kỳ năm 2015. Giá trị XK đạt cao nhất trong tháng 9 với trên 12 triệu USD; tăng 10.4% so với tháng 9/2015. XK trong quý 3/2016 phục hồi so với 2 quý đầu năm tuy nhiên vẫn giảm 11% so với cùng kỳ năm 2015. 9 tháng đầu năm nay, XK tôm Việt Nam sang thị trường này đạt trên 75 triệu USD; giảm 9.9% so với cùng kỳ năm ngoái. Mặt khác, quốc gia chiếm tỷ trọng lớn nhất trong thị phần xuất khẩu tôm Việt Nam trong quý 3/2016 là Trung Quốc với tổng giá trị gần 106 triệu USD, tăng 11.7% so với quý 2/2015 tuy nhiên giảm 12% so với quý 2/2016.

Tôm được tiêu thụ nhiều nhất trong các mặt hàng thủy sản ở Australia với lượng tiêu thụ hàng năm lên tới 50,000 – 60,000 tấn. Để đáp ứng nhu cầu này, Australia mỗi năm phải NK trung bình 30,000 tấn tôm. Tuy nhiên, do các quy định nghiêm ngặt về kiểm soát dịch bệnh và an toàn thực phẩm, nên đến nay, chưa nước nào đưa được tôm tươi nguyên con đông lạnh vào Australia. Cơ hội cho tôm Việt sang thị trường Australia rất lớn.

Trong 5 năm qua, Việt Nam luôn là nước cung cấp tôm chế biến lớn nhất cho Australia. Tuy nhiên, do các quy định nghiêm ngặt từ phía Australia đối với tôm cũng như sản phẩm tôm NK, nên Việt Nam hiện mới chỉ đưa được tôm đã luộc chín hoặc tôm tẩm bột, gia vị, chứ chưa thể XK tôm tươi đông lạnh nguyên con vào Australia. Trong khi đó, nhu cầu về tôm tươi nguyên con ở Australia lớn hơn rất nhiều.

Các cơ quan của Việt Nam đang tích cực bàn thảo với phía Australia để có thể XK sản phẩm tôm tươi nguyên con sang quốc gia này. Vào quý 4/2016, sẽ có một đoàn đại diện các cơ quan chức năng, chuyên môn kỹ thuật của Australia sang kiểm dịch và xem xét các điều kiện mà Việt Nam đáp ứng để có thể XK tôm tươi nguyên con sang Australia.

Nói về ngành tôm Việt Nam, ông Trần Đình Luân, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, cho biết: “ĐBSCL chiếm 80% sản lượng tôm của cả nước, đóng góp rất quan trọng trong xuất khẩu. Nhưng nhìn lại, ngành này đang đối mặt nhiều thách thức: chi phí sản xuất cao so với các nước, các hộ nuôi tôm nhỏ lẻ chiếm đa số nhưng chưa liên kết mạnh mẽ, thức ăn, thuốc... chưa được kiểm soát chặt chẽ”.

Theo đó, mặc dù là một ngành xuất khẩu thủy sản chủ lực của quốc gia nhưng ngành tôm từ khâu con giống, vật tư cho đến nuôi trồng, chế biến còn nhiều lỗ hổng./.

Các tin tức khác

>   Thu phí bảo vệ môi trường là 10%/giá 1 m3 nước (17/11/2016)

>   Một doanh nghiệp vừa nhập khẩu 1,500 tấn đường tinh luyện (16/11/2016)

>   Lấy đâu 30 tỷ USD xây các nhà máy điện trong 5 năm tới? (16/11/2016)

>   Giới hạn số doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu cá tra sang Mỹ (16/11/2016)

>   Việt Nam bị kết luận bán phá giá nhôm ép tại Úc (16/11/2016)

>   Hà Nội: 23.500 tỉ đồng dự trữ hàng hóa, bình ổn giá trong dịp Tết (16/11/2016)

>   Hà Nội: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện, đảm bảo chất lượng các dự án đường sắt đô thị (16/11/2016)

>   Chấm dứt chuyện đùn đẩy “quản” giá sữa (16/11/2016)

>   Đình chỉ công tác đối với ông Vũ Đình Duy (15/11/2016)

>   Bộ Công Thương đã nhận thấy sự biến tướng của bán hàng đa cấp (15/11/2016)

Dịch vụ trực tuyến
iDragon
Giao dịch trực tuyến

Là giải pháp giao dịch chứng khoán với nhiều tính năng ưu việt và tinh xảo trên nền công nghệ kỹ thuật cao; giao diện thân thiện, dễ sử dụng trên các thiết bị có kết nối Internet...
Hướng dẫn sử dụng
Phiên bản cập nhật